KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH BẤT THƯỜNG TRỞ VỀ TĨNH MẠCH PHỔI HOÀN TOÀN THỂ DƯỚI TIM CÓ TẮC NGHẼN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái điều trị bệnh bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim có tắc nghẽn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2017, các bệnh nhân được phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về tim trái trong bệnh bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim có tắc nghẽn được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Có tổng số 20 bệnh nhân được thu thập vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 13/7 bệnh nhân. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 16.25 ± 20.14 ngày (1-80 ngày), cân nặng trung bình của các bệnh nhân là 3.2 ± 0.87 kg (1.9-5.7 kg). Có 6 bệnh nhân (30%) nhập viện trong tình trạng sốc tim cần phẫu thuật cấp cứu, và 11 bệnh nhân (55%) cần hỗ trợ máy thở trước phẫu thuật. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình trong nhóm nghiên cứu là 67.9 ± 24.7 phút (41-154 phút), thời gian chạy máy trung bình là 132.8 ± 41.5 phút (82-247 phút). Có 3 bệnh nhân (15%) cần để hở xương ức sau phẫu thuật. Có 1 bệnh nhân (5%) tử vong sau phẫu thuật, không có bệnh nhân nào cần mổ lại do hẹp miệng nối tĩnh mạch phổi nhĩ trái trong thời gian theo dõi. Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái điều trị bệnh bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim có tắc nghẽn tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khả quan. Cần một nghiên cứu có số lượng bệnh nhân lớn hơn và theo dõi dài hơn nhằm đánh giá chính xác kết quả điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn thể dưới tim, tắc nghẽn trở về tĩnh mạch phổi, toàn thể dưới tim, tắc nghẽn trở về tĩnh mạch phổi, phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái sutureless
Tài liệu tham khảo
2. Liufu R, Liu X, Liu T, Chen J, Wen S, Cen J, et al. Primary sutureless repair for infracardiac total anomalous pulmonary venous connection. Eur J Cardiothorac Surg. 2021 May 8;59(5):959–66.
3. Karamlou T, Gurofsky R, Al Sukhni E, Coles JG, Williams WG, Caldarone CA, et al. Factors Associated With Mortality and Reoperation in 377 Children With Total Anomalous Pulmonary Venous Connection. Circulation. 2007 Mar 27;115(12):1591–8.
4. Shi G, Zhu Z, Chen J, Ou Y, Hong H, Nie Z, et al. Total Anomalous Pulmonary Venous Connection: The Current Management Strategies in a Pediatric Cohort of 768 Patients. Circulation. 2017 Jan 3;135(1):48–58.
5. White BR, Ho DY, Faerber JA, Katcoff H, Glatz AC, Mascio CE, et al. Repair of Total Anomalous Pulmonary Venous Connection: Risk Factors for Postoperative Obstruction. Ann Thorac Surg. 2019 Jul;108(1):122–9.
6. Husain SA, Maldonado E, Rasch D, Michalek J, Taylor R, Curzon C, et al. Total Anomalous Pulmonary Venous Connection: Factors Associated With Mortality and Recurrent Pulmonary Venous Obstruction. Ann Thorac Surg. 2012 Sep; 94(3): 825–32.