TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU DO CÁC LOÀI STREPTOCOCCUS

Diệu Linh Đặng 1,, Mạnh Thắng Phùng 2, Thế Việt Trần 2, Nguyễn Uyên Chi Lê 1
1 Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các loài Streptococcus là tác nhân gram dương thường gặp nhất trong bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu. Tình hình đề kháng kháng sinh của các loài Streptococcus có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn kháng sinh ban đầu thích hợp. Mục tiêu: Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các loài Streptococcus và kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Mô tả loạt ca, ghi nhận 77 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 6/2021 đến 6/2022 có kết quả cấy mủ hiếu khí định danh được các loài Streptococcus và có kết quả kháng sinh đồ.  Kết quả: Các loài Streptococcus đề kháng cao với Clindamycin và Erythromycin: nhóm Streptococcus anginosus (Streptococcus anginosus group- SAG) (70,4%; 69,2%), các nhóm khác thuộc nhóm Viridan Streptococci (61,1%; 73,3%) và nhóm Streptococci tiêu huyết β (75%; 80%). SAG đề kháng với Penicillin (30,2%) và  Cephalosporin (1,9%). Các nhóm khác thuộc nhóm Viridan Streptococci đề kháng với Penicillin (55,5%) và Cephalosporin (11,1%). Nhóm Streptococci tiêu huyết β nhạy 100% với Penicillin và Cephalosporin. Các loài Streptococcus nhạy 100% với Linezolide, Vancomycin. Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả điều trị tốt. Thời gian điều trị trung bình là 10,2 ± 6,1 ngày. Kết luận: Các loài Streptococcus trong bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu chủ yếu thuộc nhóm Viridans Streptococci mà trong đó chiếm ưu thế là SAG. Các loài Streptococcus đề kháng cao với Erythromycin và Clindamycin. Nhóm Viridans Streptococci có các chủng đề kháng với kháng sinh nhóm β-lactam. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhân tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Velhonoja J, Lääveri M, Soukka T, Irjala H, Kinnunen I. Deep neck space infections: an upward trend and changing characteristics. European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. 2020/03/01 2020;277(3):863-872. doi:10.1007/s00405-019-05742-9
2. Barros RR. Antimicrobial Resistance among Beta-Hemolytic Streptococcus in Brazil: An Overview. Antibiotics (Basel). Aug 12 2021;10(8) doi:10.3390/antibiotics10080973
3. Chun S, Huh HJ, Lee NY. Species-specific difference in antimicrobial susceptibility among viridans group streptococci. Annals of Laboratory Medicine. 2015;35(2):205.
4. Phạm Trung Việt, Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Hoàng Bá Dũng. Tình hình sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm đối với các trường hợp nhiễm trùng cổ sâu tại khoa tai mũi họng bệnh viện chợ rẫy từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2020. 2020,
5. Fazili T, Riddell S, Kiska D, et al. Streptococcus anginosus Group Bacterial Infections. Am J Med Sci. Sep 2017;354(3):257-261. doi:10.1016/j.amjms.2017.05.011
6. Haenni M, Lupo A, Madec JY. Antimicrobial Resistance in Streptococcus spp. Microbiol Spectr. Mar 2018;6(2)doi:10.1128/microbiolspec.ARBA-0008-2017
7. Al Majid F, Aldrees A, Barry M, Binkhamis K, Allam A, Almohaya A. Streptococcus anginosus group infections: Management and outcome at a tertiary care hospital. Journal of Infection and Public Health. 2020/11/01/ 2020;13(11):1749-1754. doi:https://doi.org/10.1016/j.jiph.2020.07.017