ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUANG ĐÔNG THỂ MI XUYÊN CỦNG MẠC BẰNG LASER VI XUNG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM

Phương Anh Đặng1,, Thị Thu Thủy Phạm 1, Tấn Đỗ 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung trong điều trị glôcôm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu không có nhóm đối chứng được thực hiện trên bệnh nhân glôcôm đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau: bệnh nhân glôcôm nhãn áp không điều chỉnh với số thuốc hạ nhãn áp tối đa (4 thuốc), bệnh nhân đã điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật tăng thoát lưu thủy dịch ≥ 1 lần nhưng thất bại hoặc hình thái glôcôm khó điều trị có nguy cơ thất bại cao nếu phẫu thuật. Bệnh nhân được theo dõi kết quả điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng sau đợt laser đầu tiên. Những bệnh nhân không đạt được nhãn áp mong muốn có thể xem xét laser bổ sung đợt hai ít nhất 1 tháng sau đợt đầu tiên. Nghiên cứu thực hiện tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: 26 mắt của 25 bệnh nhân có tuổi trung bình 50,2 ± 25,7 được đưa vào nghiên cứu. Chẩn đoán glôcôm tân mạch chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (38,5%). Nhãn áp trung bình trước điều trị là 37,7 ± 10,5 mmHg giảm xuống còn 20,6 ± 8,2 mmHg sau 3 tháng (giảm 45,4%), số thuốc hạ nhãn áp trung bình trước điều trị là 2,78 giảm xuống còn 1,33. Trung bình mỗi bệnh nhân được thực hiện 1,23 đợt laser. Tỉ lệ thành công tại thời điểm 3 tháng sau đợt laser đầu tiên là 61,5%. Không ghi nhận biến chứng trầm trọng nào sau điều trị. Kết luận: Quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung là một phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn và có hiệu quả trong điều trị glôcôm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tham YC, Li X, Wong TY, Quigley HA, Aung T, Cheng CY. Global prevalence of glaucoma and projections of glaucoma burden through 2040: a systematic review and meta-analysis. Ophthalmology. 2014;121(11):2081-2090.
2. Vũ Anh Tuấn. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quang đông thể mi bằng laser diode 810 nm trong điều trị một số hình thái glôcôm phức tạp 2010 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Đại học Y Hà Nội.
3. Zaarour K, Abdelmassih Y, Arej N, Cherfan G, Tomey KF, Khoueir Z. Outcomes of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Uncontrolled Glaucoma Patients. J Glaucoma. 2019;28(3):270-275.
4. Kuchar S, Moster MR, Reamer CB, Waisbourd M. Treatment outcomes of micropulse transscleral cyclophotocoagulation in advanced glaucoma. Lasers Med Sci. 2016;31(2):393-396.
5. Aquino MCD, Barton K, Tan AMWT, et al. Micropulse versus continuous wave transscleral diode cyclophotocoagulation in refractory glaucoma: a randomized exploratory study. Clin Experiment Ophthalmol. 2015;43(1):40-46.
6. Tomás M. Grippo, MD FGS MD. Micropulse Transscleral CPC: An Evidence Review. Glaucoma Today.
7. Tan AM, Chockalingam M, Aquino MC, Lim ZI, See JL, Chew PT. Micropulse transscleral diode laser cyclophotocoagulation in the treatment of refractory glaucoma. Clin Experiment Ophthalmol. 2010;38(3):266-272.
8. Vnv V, P S, O R, et al. Outcomes of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Eyes With Good Central Vision. J Glaucoma. 2019;28(10).