NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CẦU NỐI CHỦ VÀNH

Văn Thanh Ngọ 1,, Trường Sơn Phạm 2, Quang Tuấn Nguyễn 3
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sau phẫu thuật cầu nối chủ vành, rối loạn nhịp tim có tỉ lệ khá cao. Đây là một trong những dấu hiệu của rối loạn chức năng tim, yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong sau phẫu thuật. Chúng tôi đánh giá đặc điểm các rối loạn nhịp tim trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành bằng Holter điện tim 24 giờ để đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả theo dõi dọc 119 bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 6/2016 đến 8/2018. Theo dõi rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ tại các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 7 ngày, sau 3 tháng và sau 6 tháng. Kết quả: Trước phẫu thuật, rối loạn nhịp trên thất 89,9%, rối loạn nhịp thất 60,5%. Sau phẫu thuật rối loạn nhịp thất 82,9% (sau 7 ngày), sau 3 tháng 67,2% và sau 6 tháng 62,1%. Rối loạn nhịp thất nặng (Lown ≥ 3) có tỉ lệ cao nhất (35,9%) sau 7 ngày phẫu thuật, tỉ lệ này giảm dần theo thời gian, giảm thấp sau phẫu thuật 6 tháng. Tỉ lệ rung nhĩ mới xuất hiện và tăng dần sau phẫu thuật, lần lượt sau phẫu thuật 7 ngày là 13,7%, sau 3 tháng là 13,8% và sau 6 tháng là 17,2%. Kết luận: Rối loạn nhịp tim thường gặp trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành, sau phẫu thuật số lượng và mức độ rối loạn nhịp thất tăng do ảnh hưởng cấp tính của cuộc phẫu thuật. Rối loạn nhịp trên thất ít bị ảnh hưởng của cuộc phẫu thuật, rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật tăng theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mosorin, M.A., et al (2015), "Five-Year Outcome after Coronary Artery Bypass Surgery in Survivors of Out-of-Hospital Cardiac Arrest", Front Surg. 2: pp. 2.
2. Thoren, E., et al (2014), "Postoperative atrial fibrillation predicts cause-specific late mortality after coronary surgery", Scand Cardiovasc J, 48(2): pp. 71-8.
3. Hata, M., et al (2013), "Does warfarin help prevent ischemic stroke in patients presenting with post coronary bypass paroxysmal atrial fibrillation?", Ann Thorac Cardiovasc Surg. 19(3): pp. 207-11.
4. Sezai, A. and M. Shiono (2013), Atrial fibrillation after coronary artery bypass grafting", Gen Thorac Cardiovasc Surg. 61(8): pp. 427-8.
5. Sadr-Ameli, M.A., et al (2013), "Ventricular tachyarrhythmia after coronary bypass surgery: incidence and outcome", Asian Cardiovasc Thorac Ann. 21(5): pp. 551-7.
6. El-Chami, M.F., et al (2012), "Ventricular Arrhythmia After Cardiac Surgery: Incidence, Predictors, and Outcomes", Journal of the American College of Cardiology. 60(25): pp. 2664-2671.
7. Thomas H Lee (2005), "Guidelines for Ambulatory ECG and electrophysiological testing", Heart disease. A textbook of Cardiovascular Medicine. pp. 757 - 766.