GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TÁI PHÁT VÙNG

Mai Hương Nguyễn 1,2,, Văn Giang Bùi 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 29 bệnh nhân nghi ngờ ung thư cổ tử cung tái phát vùng với 33 tổn thương được sinh thiết hoặc phẫu thuật tại bệnh viện K từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả cộng hưởng từ (CHT) được so sánh với kết quả giải phẫu bệnh (GPB). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính (PPV), giá trị dự đoán âm tính (NPV) và độ chính xác được tính riêng cho CHT thông thường và CHT có bổ sung chuỗi xung khuếch tán (DWI). Tiến hành đo giá trị của hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) và so sánh trung bình giữa nhóm tổn thương tái phát và nhóm tổn thương lành tính. Kết quả: Độ chính xác trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng của CHT có bổ sung DWI (90,9%) cao hơn so với cộng hưởng từ thông thường (81,8%). ADC trung bình (mADC) của tổn thương ung thư cổ tử cung tái phát (0,95±0,14 x 10−3mm2/s) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tổn thương lành tính (1,34±0,20 x 10−3mm2/s) (p<0,01). Kết luận: Cộng hưởng từ có bổ sung chuỗi xung khuếch tán làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng. Dựa trên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ADC của tổn thương tái phát và tổn thương lành tính, gợi ý có thể sử dụng giá trị ADC như một chỉ số định lượng không xâm lấn có ý nghĩa trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tái phát vùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cancer today. Accessed June 15, 2021. http://gco.iarc.fr/today/home
2. Management of Metastatic Cervical Cancer: Review of the Literature | Journal of Clinical Oncology. Accessed June 7, 2021. https://ascopubs.org/doi/10.1200/JCO.2006.09.3781
3. Sotto LSJ, Graham JB, Pickren JW. Postmortem findings in cancer of the cervix. Am J Obstet Gynecol. 1960;80(4):791-794. doi:10.1016/0002-9378(60)90591-3
4. Schieda N, Malone SC, Al Dandan O, Ramchandani P, Siegelman ES. Multi-modality organ-based approach to expected imaging findings, complications and recurrent tumour in the genitourinary tract after radiotherapy. Insights Imaging. 2014;5(1):25-40. doi:10.1007/s13244-013-0295-z
5. Chao X, Fan J, Song X, et al. Diagnostic Strategies for Recurrent Cervical Cancer: A Cohort Study. Front Oncol. 2020;10. doi:10.3389/fonc.2020.591253
6. Meads C, Davenport C, Małysiak S, et al. Evaluating PET-CT in the detection and management of recurrent cervical cancer: systematic reviews of diagnostic accuracy and subjective elicitation. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2014;121(4):398-407. doi:10.1111/1471-0528.12488
7. Liyanage SH, Roberts CA, Rockall AG. MRI and PET Scans for Primary Staging and Detection of Cervical Cancer Recurrence. Womens Health. 2010;6(2):251-269. doi:10.2217/WHE.10.7
8. Mahajan A, Engineer R, Chopra S, et al. Role of 3T multiparametric-MRI with BOLD hypoxia imaging for diagnosis and post therapy response evaluation of postoperative recurrent cervical cancers. Eur J Radiol Open. 2015;3:22-30. doi:10.1016/j.ejro.2015.11.003
9. Meads C, Davenport C, Małysiak S, et al. Evaluating PET-CT in the detection and management of recurrent cervical cancer: systematic reviews of diagnostic accuracy and subjective elicitation. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2014;121(4): 398-407. doi:10.1111/1471-0528.12488.