TỶ LỆ CHẤP NHẬN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT DO THAI NGOÀI TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Duy Hoàng Minh Tâm Nguyễn 1, Minh Tuấn Võ 1,
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biết được tỷ lệ chấp nhận ngừa thai của bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung cũng như các mối liên quan để từ đó có thể đề xuất những chương trình tư vấn phù hợp cho từng loại đối tượng nhằm kéo giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung và nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chấp nhận áp dụng các biện pháp tránh thai trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thai ngoài tử cung tại bệnh viện Hùng Vương và phân tích các yếu tố liên quan đến khả năng chấp nhận áp dụng tránh thai. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 390 trường hợp bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật do thai ngoài tử cung tại bệnh viện Hùng Vương từ 11/2021 đến 05/2022, thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn có bộ câu hỏi cấu trúc. Kết quả: Tỷ lệ chấp nhận áp dụng BPTTHĐ của khách hàng sau phẫu thuật là 86.4% [KTC 95%:83-89.8], các yếu tố có liên quan đến chấp nhận tránh thai bao gồm: Tiền căn đã sử dụng biện pháp tránh thai làm tăng tỷ số chênh PR chấp nhận áp dụng các phương pháp tránh thai sau phẫu thuật lên 4.68 lần so với chưa từng sử dụng biện pháp tránh thai trước đây [PR*=4,68; KTC 95% 0.002-0.97] nhóm học vấn cấp 2 [PR*=23,26; KTC 95% 1.19-451.97], nhóm học vấn cấp 3 [PR*=19.39; KTC 95% 1.08- 346.87]. Kết luận: Cần thiết lập một buổi tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng trước khi xuất viện về sức khỏe sinh sản như các tác dụng phụ sau phẫu thuật thai ngoài tử cung, đặc biệt là yếu tố tinh thần. Cung cấp kiến thức đúng và đủ về các biện pháp tránh thai cho người bệnh, đặc biệt quan tâm đến nhóm khách hàng chưa có kinh nghiệm sử dụng, trình độ học vấn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sở Y Tế Hà Nội. Tăng cường truyền thông về các biện pháp tránh thai hiện đại. https://soyte.hanoi.gov.vn/chuong-trinh-y-te/-/asset_publisher4IVkx5Jltnbg/content/tang-cuong-truyen-thong-ve-cac-bien-phap-tranh-thai-hien-dai; 2019.
2. CDC. Ectopic pregnancy--United States, 1990-1992. vol 44. Centers for Disease Control Prevention; 1995:46-48.
3. Goldner TE, Lawson HW, Xia Z, Atrash HKJM, Summaries MWRCS. Surveillance for ectopic pregnancy—United States, 1970–1989. 1993:73-85.
4. Park JE, Yuk J-S, Cho IA, Baek JC, Lee J-h, Park JKJSr. Ectopic pregnancy incidence in the Republic of Korea in 2009–2015: A population-based cross-sectional study. 2018;8(1):1-5.
5. Rajkhowa M, Glass M, Rutherford A, et al. Trends in the incidence of ectopic pregnancy in England and Wales from 1966 to 1996. 2000;107(3):369-374.
6. Coste J, Bouyer J, Ughetto S, et al. Ectopic pregnancy is again on the increase. Recent trends in the incidence of ectopic pregnancies in France (1992–2002). 2004;19(9):2014-2018.
7. Hồ Bảo Trân. Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau phá thai tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản tỉnh Long An. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược Tp.HCM; 2012.
8. Huỳnh Thanh Phong. Tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa thai bệnh viện Hùng Vương. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh; 2016.
9. Trần Đại Quân, Võ Minh Tuấn. Tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ sau phá thai tại bệnh viện phụ sản Mekong. Y học Tp Hồ Chí Minh. 2021;25(1):101-107.
10. Kamal N. The influence of husbands on contraceptive use by Bangladeshi women. Health policy planning. 2000;15(1):43-51.