THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC VỀ THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 HỆ BÁC SỸ NĂM HỌC 2020-2021 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Thanh Hương Trần 1,2,, Thị Hồng Hạnh Vũ 1, Thị Thúy Linh Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Ung thư quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tự chăm sóc mang lại rất nhiều tác động tích cực đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Đã có nhiều nghiên cứu triển khai về tự chăm sóc trên những bệnh nhân mắc bệnh lý đái tháo đường, huyết áp, suy tim,... nhưng lại có rất ít nghiên cứu trên sinh viên y khoa nhất là nghiên cứu tự chăm sóc thể chất. Phương pháp: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu mô tả thực hành tự chăm sóc thể chất của sinh viên năm thứ 3 hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2020 – 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 263 sinh viên, khảo sát qua bộ câu hỏi online, tự thiết kế. Kết quả: Điểm trung bình thực hành tự chăm sóc thể chất là 2,16. Điểm trung bình thực hành tự chăm sóc thể chất ở sinh viên nam cao hơn sinh viên nữa và sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p< 0,05). Tỷ lệ sinh viên thường xuyên hoạt động thể lực rất thấp (<10%); 42,9% sinh viên vẫn thường xuyên lựa chọn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, 17,5% sinh viên có thời gian lướt web >5 tiếng mỗi ngày; 35,8% sinh viên có thời gian ngủ/ngày ít hơn so với khuyến cáo. Kết luận: Cần giáo dục thường xuyên và tạo điều kiện để sinh viên y khoa có cơ hội tự chăm sóc bản thân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức y tế thế giới (2021) What do we mean by self-care? Accessed January 16, 2021. https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/what-do-we-mean-by-self-care
2. Lee E, Park E. (2017) Self-care behavior and related factors in older patients with uncontrolled hypertension. Contemp Nurse. 2017;53(6):607-621.
3. Ball S, Bax A (2002). Self-care in medical education: effectiveness of health-habits interventions for first-year medical students. Acad Med J Assoc Am Med Coll. 2002;77(9):911-917.
4. Dyrbye LN, Sciolla AF, Dekhtyar M, et al (2019) Medical School Strategies to Address Student Well-Being: A National Survey. Acad Med J Assoc Am Med Coll. 94(6):861-868.
5. Kemp S, Hu W, Bishop J, et al. (2019) Medical student wellbeing – a consensus statement from Australia and New Zealand. BMC Med Educ. 2019;19
6. Blake H, Stanulewicz N, Mcgill F (2017) Predictors of physical activity and barriers to exercise in nursing and medical students. J Adv Nurs. 73(4):917-929.
7. Bede F, Cumber SN, Nkfusai CN, et al (2020) Dietary habits and nutritional status of medical school students: the case of three state universities in Cameroon. Pan Afr Med J. 2020;35.
8. Corrêa C de C, de Oliveira FK, Pizzamiglio DS, Ortolan EVP, Weber SAT. (2017) Sleep quality in medical students: a comparison across the various phases of the medical course. J Bras Pneumol. 43(4):285-289.
9. Maheshwari G, Shaukat F (2019). Impact of Poor Sleep Quality on the Academic Performance of Medical Students. Cureus. 11(4), e4357.
10. Mboya IB, Leyaro BJ, Kongo A, Mkombe C, Kyando E, George J (2020) Internet addiction and associated factors among medical and allied health sciences students in northern Tanzania: a cross-sectional study. BMC Psychol. 2020 ;8.