MÔ HÌNH BỆNH NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH, HUYỆN THEO CÁC VÙNG SINH THÁI VIỆT NAM

Quốc Hưng Đoàn 1,, Đại Hà Dương 1, Văn Kiên Quách 1, Văn Minh Đỗ 1, Đức Tâm Lê 1, Việt Đức Nguyễn 1, Duy Gia Nguyễn 1, Thế Hiệp Nguyễn 1, Văn Quý Hà 1, Thị Thanh Toàn Đỗ 2, Thị Thu Hường Nguyễn 2, Xuân Hưng Lê 2, Thái Sơn Đinh 2, Thị Hảo Trần 1, Nam Khánh Đỗ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là những phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia hay cộng đồng nhất định nào đó. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng các bệnh ngoại khoa thường gặp tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện ở các vùng sinh thái Việt Nam.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 7 tỉnh/thành phố gồm 28 bệnh viện, sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu từ phần mềm quản lý ca bệnh tại các bệnh viện. Kết quả:  Trong 3 năm (2018-2020), số lượt khám và điều trị trung bình của tuyến tỉnh là 100.000 lượt/năm và tuyến huyện là 25.000 lượt/năm. Số lượt chuyển tuyến của các BV tuyến huyện cao hơn BV tuyến tỉnh (7% so với 3%). Các loại bệnh gặp đến khám nhiều nhất là chấn thương sọ não (9,9%); viêm ruột thừa và các biến chứng của viêm ruột thừa (6,4%); Sỏi tiết niệu (8%); u phì đại tiền liệt tuyến (3,8%). Các bệnh này đều ghi nhận tại 28 BV BV tuyến tỉnh, và 2 BV tuyến huyện, gặp nhiều hơn tại 3 vùng sinh thái là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ung thư trực tràng, u phổi (5,2%,6,3%); chấn thương sọ não, chấn thương cột sống (3,9%, 2,9%) có tỉ lệ chuyển tuyến cao nhất. Kết luận: Các bệnh ngoại khoa gặp nhiều nhất là chấn thương sọ não, gãy xương, viêm ruột thừa và sỏi tiết niệu. Các bệnh lý thường chuyển tuyến nhất là chấn thương sọ não, cột sống, và ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Thống kê Y tế. https://moh.gov.vn/thong-ke-y-te. Published 2022. Accessed July 26, 2022.
2. Vũ Đình Hùng, Kiều Thị Hoa, Hoàng Bùi Hải. Cơ cấu bệnh tật tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu Y Học. 2021;11(147):317.
3. Dean T Jamison, Joel G Breman, Anthony R Measham, George Alleyne, Mariam Claeson, David B Evans, Prabhat Jha, Anne Mills and PM. Disease Control Priorities in Developing Countries. 2nd editio. Washington (DC): Oxford University Press; 2006.
4. Groen RS, Samai M, Stewart KA, et al. Untreated surgical conditions in Sierra Leone: a cluster randomised, cross-sectional, countrywide survey. Lancet (London, England). 2012;380(9847):1082-1087. doi:10.1016/S0140-6736(12)61081-2
5. Shrime MG, Bickler SW, Alkire BC, Mock C. Global burden of surgical disease: An estimation from the provider perspective. Lancet Glob Heal. 2015;3(S2):S8-S9. doi:10.1016/S2214-109X(14)70384-5/ATTACHMENT/55C527B6-5B0F-439D-AC94-E1395284AC02/MMC1.PDF
6. United Nations, Department of Economic and Social Affairs PD. Population ageing and development: Ten years after Madrid, in Population Facts.2012.
7. 2011 UNC. Global population to pass 10 billion by 2100, UN projections indicate.2011.