KẾT CỤC THAI KỲ VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN SẢN GIẬT NẶNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kết cục thai kỳ xấu và các yếu tố liên quan ở sản phụ có tiền sản giật nặng tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả dọc hồi cứu khảo sát 236 trường hợp được chẩn đoán tiền sản giật nặng tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh trong gian đoạn từ 2018 – 2021. Kết quả: Kết cục thai kỳ xấu 27,5% (KTC 95%: 22,0 – 33,5). Yếu tố liên quan đến kết cục thai kỳ xấu của mẹ và bé trong đó sản phụ người dân tộc Khmer tăng nguy cơ gặp kết cục xấu gấp 2,9 lần (OR=2,9; KTC95%: 1,4 – 6,3). Sản phụ sinh con có tuổi thai < 37 tuần tăng nguy cơ gặp kết cục xấu gấp 5,1 lần (OR=2,9; KTC95%: 2,3 – 11,1). Sản phụ chỉ số Creatinine ≥ 100 mmol/L tăng nguy cơ gặp kết cục thai kỳ xấu gấp 23,5 lần (OR=23,59; KTC95%: 3,6 – 151,3). Kết luận: Nguy cơ gặp kết cục thai kỳ xấu ở người dân tộc Khmer cao hơn so với dân tộc Kinh. Dự phòng sinh non và theo dõi suy thận tiến triển góp phần giảm kết cục thai kỳ xấu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kết cục thai kỳ, tiền sản giật, tiền sản giật nặng
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2015), Quyết định 315/QĐ-BYT, Hướng dẫn chuẩn đoán tiền sản giật – Sản giật, năm 2015, tr. 29 – 34.
3. Nguyễn Thanh Hưng, Phan Trung Hòa Võ Minh Tuấn (2020), "Kết cục thai kỳ và các yếu tố liên quan của những trường hợp được chẩn đoán tiền sản giật nặng ở tuổi thai từ 28 đến 32 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ", Tạp chí Y học TP HCM. 24(1), tr 83 - 90.
4. Arulkumaran N Lightstone L (2013), "Severe pre-eclampsia and hypertensive crises", Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology. 27(6), pp. 877 – 884.
5. Odent M (2015), "Hypothesis: Preeclampsia as a Maternal - Fetal Conflict", [cited 2015 July 24], Available from: https://www.medscape.com/view article/429966.
6. Dương Mỹ Linh (2018), Khảo sát tỷ lệ, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị tiền sản giật nặng tại khoa sản – Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. K. Bramham (2014), "Chronic hypertension and pregnancy outcomes: systematic review and meta-analysis", Bmj. 348, g2301.
8. Gibbone E Marozio L, Polarolo G, Carbonara C, et al, (2016), "Expectant Management of Severe Preeclampsia Remote from Term: A Hospital-Based Survey", Ann Reprod Med Treat. 1(1), pp.1005-1011.