ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở người bệnh chấn thương tuỷ sống. Trầm cảm tác động đến nhiều khía cạnh như làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tập luyện và phục hồi kém hiệu quả, tăng nguy cơ tự sát, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình phục hồi và tái hoà nhập xã hội của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các triệu chứng đặc trưng của rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 107 người bệnh chấn thương tuỷ sống điều trị nội trú tại Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Cột Sống Ít Xâm Lấn Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2021. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới (87,9%); độ tuổi trung bình 43,25 ± 13,74. Tỷ lệ trầm cảm theo ICD – 10 là 32,7%. Trong các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, khí sắc trầm là hay gặp nhất (100%). Với triệu chứng khí sắc trầm, tâm trạng buồn hay gặp nhất (60%) với tính chất xuất hiện từ từ (71,4%), dao động trong ngày (40%). Với triệu chứng giảm quan tâm thích thú, thường giảm một phần trong các sở thích (70%), các hoạt động xã hội (66,7%) và các mối quan hệ (63,4%) với tính chất xuất hiện từ từ (96,7%) và không thay đổi trong ngày (56,7%). Với triệu chứng giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi, giảm hoạt động, thường gặp nhất là cảm giác tay chân nặng nề, không muốn hoạt động (96,9%), với tính chất xuất hiện từ từ (100%) và không thay đổi trong ngày(40,6%). Kết luận: Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp sau chấn thương tuỷ sống. Triệu chứng đặc trưng hay gặp nhất là khí sắc trầm. Các triệu chứng chính của trầm cảm thường xuất hiện với tính chất từ từ và chủ yếu không thay đổi trong ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chấn thương tuỷ sống, trầm cảm, triệu chứng đặc trưng
Tài liệu tham khảo
2. Psychological Morbidity and Chronic Disease Among Adults With Traumatic Spinal Cord Injuries - Mayo Clinic Proceedings. Accessed August 27, 2021. https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(19)31094-8/fulltext
3. World Health Organization. Spinal cord injury. Accessed June 4, 2020. https:// www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/spinal-cord-injury
4. Depression and Other Common Mental Disorder. Accessed August 27, 2021. https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/254610/WHO-MSD-MER-2017.2-eng.pdf
5. Kraft R, Dorstyn D. Psychosocial correlates of depression following spinal injury: A systematic review. J Spinal Cord Med. 2015;38(5):571-583. doi:10.1179/2045772314Y.0000000295
6. Migliorini C, Tonge B, Taleporos G. Spinal Cord Injury and Mental Health. Aust N Z J Psychiatry. 2008;42(4):309-314. doi:10.1080/ 00048670801886080