NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SẸO HẸP KHÍ QUẢN Ở NGƯỜI LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét các kết quả điều trị sẹo hẹp khí quản (SHKQ) ở người lớn. Phương pháp: Tổng quan luận điểm. Chúng tôi tìm kiếm trên sở dữ liệu PubMed, thư viện điện tử đại học Y Hà Nội để xác định các bài báo gốc liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật (phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt nối khí quán, phẫu thuật tạo hình khí quản, nong bằng stent) sẹo hẹp khí quản ở người lớn. Kết quả điều trị chính là tỉ lệ được phẫu thuật bổ sung, rút canuyn thành công nếu trước đó được mở khí quản và tỉ lệ biến chứng. Kết quả: 22 nghiên cứu với 4 nhóm phương pháp phẫu thuật điều trị sẹo hẹp khí quản ở người lớn được chọn vào tổng quan luận điểm này. Kết quả khi điều trị sẹo hẹp khí quản ở người lớn bằng phương pháp phẫu thuật cắt nối khí quản, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật tạo hình khí quản, nong bằng stent. Tỉ lệ rút ống canuyn thành công lần lượt là: 60-100%, 43,9-100%, 60-100%, 84,62%. Tỉ lệ cần phẫu thuật bổ sung lần lượt là: 3,57-50%, 18,75-98%, 19,67-66,67%, 25-100%. Tỉ lệ biến chứng tái hẹp lần lượt là: 3,57- 38,89%, 18,75 – 97,62%, 0%, 10,26 – 45,24%; Tỉ lệ biến chứng u hạt lần lượt là: 4,26 - 40%, 2,38%, 40 – 66,67%, 25,64 – 48,81%. Kết luận: Có 4 phương pháp điều trị sẹo hẹp khí quản ở người lớn trong nghiên cứu tổng quan này. Bệnh nhân mắc sẹo hẹp khí quản được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt nối khí quản có tỉ lệ cần phẫu thuật bổ sung thấp hơn so với các phương pháp còn lại. Biến chứng tái hẹp, u hạt là 2 biến chứng hay gặp nhất sau điều trị sẹo hẹp khí quản ở người lớn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sẹo hẹp khí quản khí quản ở người lớn, điều trị sẹo hẹp khi quản
Tài liệu tham khảo
2. Gaafar AA, El-Daly AA, Gaafar HA. Laryngotracheal augmentation using titanium mesh. J Laryngol Otol. 2008;122(4):391-396.
3. Nouraei SAR, Ghufoor K, Patel A, Ferguson T, Howard DJ, Sandhu GS. Outcome of endoscopic treatment of adult postintubation tracheal stenosis. Laryngoscope. 2007;117(6): 1073-1079.
4. Cavaliere S, Bezzi M, Toninelli C, Foccoli P. Management of post-intubation tracheal stenoses using the endoscopic approach. Monaldi Arch Chest Dis. 2007;67(2):73-80.
5. Quách Thị Cần (2008), Nghiên cứu nguyên nhân đặc điểm lâm sàng sẹo hẹp thanh - khí quản mắc phải và đánh giá kết quả điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.pdf.
6. Park HY, Kim H, Koh WJ, Suh GY, Chung MP, Kwon OJ. Natural stent in the management of post-intubation tracheal stenosis. Respirology. 2009;14(4):583-588.
7. Cui P, Chen W. Treatment of idiopathic laryngotracheal stenosis with laryngotracheal reconstruction. J Laryngol Otol. 2009;123(11):1233-1236.