ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ SÀO BÀO XUYÊN ỐNG TAI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG CHŨM CẤP TRẺ EM

Mạnh Phương Hồ 1,, Lê Hoài Nhân Hồ 1
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mặc dù ngày nay với sự hỗ trợ của nội soi, cắt lớp vi tính, việc khám và phát hiện viêm xương chũm cấp (VXCC), nhất là ở trẻ em, vẫn còn hạn chế. Vì vậy, tỷ lệ biến chứng vẫn còn cao. Mục tiêu: (1) Mô tả hình thái lâm sàng, nội soi và cắt lớp vi tính (CLVT) của viêm xương chũm cấp trẻ em. (2) Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật khoét xương chũm và đặt ống thông khí (OTK) sào bào xuyên ống tai. Đối tượng và phương pháp: (1) 34 bệnh nhi VXCC được khám bằng nội soi và CLVT.(2) Đánh giá kết kỹ thuật khoét xương chũm đặt OTK sào bào xuyên ống tai. Kết quả: triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa; sập thành sau ống ống tai, chảy tai kéo dài sau đặt ống thông khí (OTK) màng nhĩ là các triệu chứng hay gặp nhất trên nội soi tai, hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) xương thái dương cho thấy hình ảnh hủy các vách thông bào chũm và nhóm thông bào thái dương mỏm tiếp phát triển mạnh. Với kỹ thuật khoét xương chũm và đặt OTK sào bào đường xuyên ống tai 40/44 (91%) tai khô sau phẫu thuật 4 tuần và 44/44 (100%) tai khô sau 6 tháng. Kết luận: (1)Khám lâm sàng kết hợp với nội soi tai và CLVT xương thái dương là 3 yếu tố căn bản đảm bảo không bỏ sót VXCC. (2) Đặt OTK sào bào ngoài việc giúp dẫn lưu dịch tiết, thông khí cho hốc mổ chũm còn có tác dụng theo dõi kết quả điều trị. (3) Với kết quả 44/44 (100%) khô tai, kỹ thuật khoét xương chũm đặt OTK sào bào xuyên ống tai là kỹ thuật hiệu quả trong điều trị VXCC trẻ em, có khả năng triển khai ứng dụng rộng rãi. (4) Nạo V.A và kiểm soát các yếu tố môi trường là điều trị hộ trợ đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tấn Phong (2001) Phẫu thuật Tai. Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Tấn Phong (2009) Phẫu Thuật Nội Soi Chức Năng Tai. Nhà xuất bản Y học.
3. Palva T, Pukkinen K (1959) Mastoiditis. J Laryngol Otol 73:573-588.
4. Palva T, Virtanen H, Makinen J (1985) Acute and latent mastoiditis in children. J Laryngol Otol 99:127-136.
5. Ingvarssom L, Lundgren K, Olofsson B (1985) Epidemiology of acute otitis media in children in an urban population. Auris Nasus Larynx 1 (Suppl 12): 105-107.
6. Itzhak Brook (2010) Pediatric Mastoiditis, http://emedicine.medscape.com/article/966099