KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRỰC TRÀNG BẢO TỒN CƠ THẮT KIỂU SCHIESSEL.R ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN - HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng thấp kiểu Schiessel.R tại bệnh viện Thanh Nhàn- Hà Nội từ tháng 01/2018 đến 03/2022. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu, tiến cứu theo dõi dọc, không đối chứng. Kết quả và bàn luận: Nghiên cứu 68 trường hợp ung thư trực tràng thấp được thực hiện phẫu thuật nội soi. Tỷ lệ nam/nữ = 1.125, tuổi trung bình là 65,8 ±10,4, hay gặp nhất trong nhóm trên 63,3-68,3 tuổi (CI95%). Triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu. Chất chỉ điểm ung thư CEA tăng ở 67,7%; CA 199 tăng ở 22,1% số trường hợp. Tỷ lệ u ≤ ½ chu vi chiếm đa số 77,9%, MSCT và MRI có khả năng xác định khoảng cách u tới rìa hậu môn tương tự như xác định trong mổ. Số lượng hạch nạo vét trung bình là 15,2 ± 2,5. Tạo hình đại tràng 85,3% các trường hợp, điểm Wexner sau mổ trung bình là 7,01 ± 1,14. Tỷ lệ tái phát, di căn 10,3%; Xác suất sống thêm toàn bộ tại thời điểm 48 tháng là 87,2%. Kết luận: phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt kiểu Schiessel.R điều trị ung thư trực tràng thấp là khả thi và ưu điểm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật nội soi, trực tràng thấp, tạo hình đại tràng, vét hạch
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hoàng Minh “Di căn hạch trong ung thư trực tràng đối chiếu với mô bệnh học và MRI”, luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội – 2017
3. Trần Anh Cường “Đặc điểm di căn hạch và kết quả phẫu thuật ung thư trực tràng tại bệnh viện K”, luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội – 2017
4. Akasu T, Takawa M, Yamamoto S. (2008) “Intersphincteric resection for very low rectal adenocarcinoma: Univariate and Multivariate analyses of risk factors for recurrence”. Annals of surgical oncology; 15(10): 2668-2676.
5. Portier G, Ghouti L, Kirzin S. (2017) “Oncological outcome of the ultra-low coloanal anastomosis with and without intersphicteric resection for low rectal adenocarcinoma”. British journal of surgery; 94: 341-435.
6. Rullier E, Cunha A. SA, Couderc P. (2013) “Laparoscopic intersphincteric resection with coloplasty and conoanal anastomosis for mid and low rectal cancer”. British journal of surgery. 90: 445-451.
7. Yamada K, Ogata S, Saiki Y. (2007) “Functional results of intersphincteric resection for low rectal cancer”. British journal of surgery; 94: 1272-1277.
8. Calin Molnar, Butiurca Vlad-Olimpiu. (2018) “Survival and functional and oncological outcomes following intersphincteric resection for low rectal cancer: short-term results”. Journal of International Medical Research, Vol. 46(4) 1617–1625