HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM DA CƠ ĐỊA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm da cơ địa (AD) là tình trạng viêm da mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sử dụng thuốc lâu dài hoặc không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác. Các phương pháp điều trị thay thế cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân (BN). Cấy chỉ được phát triển từ châm cứu với ưu điểm thời gian kích thích huyệt lâu, số lần điều trị ít, chu kỳ điều trị ngắn, an toàn, hiệu quả, giúp giảm chi phí điều trị. Nhiều nghiên cứu đã xác định tính an toàn của cấy chỉ trong điều trị các bệnh lý da liễu, nhưng hiệu quả của nó với AD vẫn đang được khám phá. Tổng quan này sẽ thảo luận về tác dụng lâm sàng của phương pháp cấy chỉ trong hỗ trợ điều trị AD. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ trong hỗ trợ điều trị AD. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, từ tháng 09/2021 đến tháng 05/2022 trên 92 người tham gia (28 nam, 64 nữ) từ 18 tuổi trở lên có AD từ nhẹ - trung bình. Nhóm nghiên cứu điều trị kết hợp cấy chỉ 2 tuần/lần và dùng bài thuốc Tiêu phong tán hàng ngày. Nhóm chứng dùng bài Tiêu phong tán hàng ngày. Kết quả chính là những thay đổi trong chỉ số Scoring Atopic Dermatitis (SCORAD), Chỉ số Chất lượng Cuộc sống Da liễu (DLQI) sau 4 tuần điều trị. Đánh giá được thực hiện trước khi điều trị, tuần thứ 2 và 4 của điều trị. Kết quả: Sự thay đổi trung bình tổng điểm DLQI khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm ở 4 tuần sau điều trị (p<0,05). Tại T2 và T4, điểm khô da của nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điểm ngứa, mất ngủ của nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng ở T2 và T4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng ở tuần thứ 2, 4 về DLQI tương ứng. Có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng về sự thay đổi của điểm số VAS (Ngứa), VAS (Mất ngủ), DLQI trước và sau điều trị. Trong thời gian điều trị không ghi nhận tác dụng phụ trên 2 nhóm nghiên cứu. Kết luận: Điều trị cấy chỉ 2 tuần/lần có hiệu quả giảm các triệu chứng khách quan ở bệnh nhân AD nhẹ đến trung bình, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, không có các tác dụng phụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm da cơ địa, điều trị, cấy chỉ, thử nghiệm lâm sàng, SCORAD, DLQI
Tài liệu tham khảo

2. Int J Aller Medications, 4(2):4-30.

3. Lê Thúy Oanh (2010). Cấy chỉ Catgut-embedding, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.

4. Yunxiang Xu, Jinyuan Cai, Linqiu Liang, Guizhen Chen, Xiaoliang Xu (2011). The Application of Nanotechnology in Acupoint Catgut Embedding Therapy. Materials Science Forum, 694:68-72.

5. AS Guo (2013). Recent research on acupoint catgut embedding therapy. J Clin Acupunct Moxibustion, 29:89-91.

6. Wu Bo Cheng Xiaoding (2019). Acupoint catgut embedding combined with autohemotherapy for the treatment of acute eczema. Journal of Chengdu Medical College, 14(06):807-809.

7. Jung Gun Park, Hyangsook Lee, Mijeong Yeom, Younbyoung Chae, Hi-Joon Park, Kyuseok Kim (2021). Effect of acupuncture treatment in patients with mild to moderate atopic dermatitis: a randomized, participant- and assessor-blind sham-controlled trial. BMC Complementary Medicine and Therapies, 21(132).

8. Hui - Man Cheng, Leih - Chin Chiang, Ya - Min Jan, Guang - Wei Chen, Tsai - Chung Li (2011). The Efficacy and Safety of a Chinese Herbal Product (Xiao-Feng-San) for the Treatment of Refractory Atopic Dermatitis: A Randomized,Double-Blind, Placebo-Controlled Trial. Int Arch Allergy Immunol, 155:141-148.

9. Li Kai Tan Ying (2018). Study on the regulation of acupoint catgut embedding therapy on peripheral blood Th1/Th2 cells in children with atopic dermatitis. China Practical Medicine, 13(11):85-87.
