ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁC ĐỒ TC TRONG ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC UNG THƯ LƯỠI TẠI BỆNH VIỆN K

Văn Quảng Lê 1,2,, Quốc Duy Ngô 2, Xuân Quý Ngô 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đáp ứng và tác dụng không mong muốn của phác đồ TC trong điều trị bổ trợ trước ung thư lưỡi. Đối tượng nghiên cứu: gồm 125 BN ung thư lưỡi phần di động giai đoạn III, IV (M0) được điều trị hoá chất bổ trợ trước bằng phác đồ TC tại Bệnh viện K từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2018. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn chiếm 14,4%; đáp ứng 1 phần chiếm 44%; bệnh giữ nguyên chiếm 36,8%; có 4,8% BN tiến triển sau 3 đợt. Tỷ lệ đáp ứng của nhóm tuổi ≤ 50 và > 50 lần lượt là 61,8% và 55,7%, nam giới so với nữ giới là 55,1% và 70,4%. Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm chưa di căn hạch và di căn hạch tương ứng là 72,9% và 45,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn III có tỷ lệ đáp ứng cao hơn ở giai đoạn IV, tương ứng là 64,9% và 55,7%. Thiếu máu chủ yếu gặp ở độ 1 và độ 2. Tỷ lệ hạ BC nói chung độ 3, độ 4 lần lượt là 24,3% và 9,3%. Không có trường hợp nào hạ tiểu cầu độ 3,4. Các tác dụng phụ khác như: nôn, buồn nôn, đau cơ, biến chứng thần kinh ngoại vi gặp chủ yếu độ 1,2. Kết luận: Điều trị bổ trợ trước ung thư lưỡi bằng phác đồ TC mang lại tỷ lệ đáp ứng khả quan và có độc tính thấp nhằm mang lại kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6): 394-424.
2. Zanoni DK, Montero PH, Migliacci JC, et al (2019). Survival outcomes after treatment of cancer of the oral cavity (1985-2015). Oral Oncol, 2019. 90: 115-121.
3. Chi A.C, T.A. Day, and B.W. Neville (2015). Oral cavity and oropharyngeal squamous cell carcinoma--an update. CA Cancer J Clin, 65(5): 401-21.
4. Ma J, Liu Y, Yang X, et al (2013). Induction chemotherapy in patients with resectable head and neck squamous cell carcinoma: a meta-analysis. World J Surg Oncol, 11: 67.
5. Vijay M. Patil, Vanita Noronha, Amit Joshi, et al (2015). Compliance With Neoadjuvant Chemotherapy in T4 Oral Cancers: Place, Person, Socioeconomic Status, or Assistance. J Glob Oncol, 1(2): 65-72.
6. Lê Văn Quảng (2013). Nghiên cứu điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) bằng cisplatin - 5FU bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Pergolizzi S, Santacaterina A, Adamo B, et al (2011). Induction chemotherapy with paclitaxel and cisplatin to concurrent radiotherapy and weekly paclitaxel in the treatment of loco-regionally advanced, stage IV (M0), head and neck squamous cell carcinoma. Mature results of a prospective study. Radiat Oncol, 6: 162.
8. Phạm Cẩm Phương (2005). Đánh giá hiệu quả của hoá chất tân bổ trợ phác đồ CF trong điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) tại bệnh viện K từ năm 2002 – 2005, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học y Hà Nội.
9. Gibson MK, Li Y, Murphy B, et al (2005). Randomized phase III evaluation of cisplatin plus fluorouracil versus cisplatin plus paclitaxel in advanced head and neck cancer (E1395): an intergroup trial of the Eastern Cooperative Oncology Grou J Clin Oncol, 2005. 23(15): 3562-7.