ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU CẤY MÁY TÁI ĐỒNG BỘ CƠ TIM (CRT) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM TIM ĐÁNH DẤU MÔ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM NẶNG

Hoàng Thị Phú Bằng1,, Viên Hoàng Long1,2, Đỗ Doãn Lợi3, Trương Thanh Hương3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chức năng thất trái của bệnh nhân trước và sau cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) bằng phương pháp siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim nặng. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu có theo dõi dọc, sử dụng cỡ mẫu thuận tiện trên 22 bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35% có QRS ≥ 120 ms được cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) tại viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là: 60 tuổi, nam giới chiếm 84,8 %. Phức bộ QRS trước cấy trung bình là 133,9 ms cải thiện sau cấy, sau 1 tháng và 3 tháng theo dõi (lần lượt là: 124,4 ms; 115,6 ms; 111,8 ms). Các bệnh nhân cải thiện rõ rệt mức độ hở van hai lá và giảm áp lực động mạch phổi tâm thu có ý nghĩa thống kê sau cấy CRT và trong thời gian theo dõi (p<0,05). Chức năng tâm trương cải thiện có ý nghĩa thống kê từ tháng thứ 1 sau cấy CRT thông qua việc giảm chỉ số E/e', tăng chỉ số e'; a'; s' (p<0,05). Sức căng cơ tim cải thiện sau cấy CRT 1 tháng. Kết luận: Các bệnh nhân được cấy máy tái đồng bộ cơ tim có thu hẹp phức bộ QRS từ 133,9 ms xuống còn 111,8 ms sau 3 tháng. Mức độ hở van hai lá giảm xuống, giảm áp lực động mạch phổi thì tâm thu sau cấy CRT. Chỉ số E/e' giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau cấy. Các chỉ số e';a';s' tăng bắt đầu có ý nghĩa thống kê sau 1 tháng sau cấy. Sức căng cơ tim cải thiện rõ rệt từ sau khi cấy 1 tháng trở đi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Minh (2008), Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn, NXB Y học, trang 235- 292.
2. WHO 2008-2013 Action Plan for the Global Strategy for the Prevention and Control of Noncommunicable Diseases.
3. Yancy, Clyde W., et al. "2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: executive summary: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on practice guidelines." Circulation 128.16 (2013): 1810-1852.
4. Heidenreich, Paul A., et al. "Does age influence cardiac resynchronization therapy use and outcome?." JACC: Heart Failure 3.6 (2015): 497-504.
5. Molhoek, Sander G., et al. "QRS duration and shortening to predict clinical response to cardiac resynchronization therapy in patients with end‐stage heart failure." Pacing and clinical electrophysiology 27.3 (2004): 308-313.
6. Molhoek, Sander G., et al. "QRS duration and shortening to predict clinical response to cardiac resynchronization therapy in patients with end‐stage heart failure." Pacing and clinical electrophysiology 27.3 (2004): 308-313.
7. Lapidot, Daniel, et al. "QRS Narrowing Following CRT Implantation: Predictors, Dynamics, and Association with Improved Long-Term Outcome." Journal of Clinical Medicine 11.5 (2022): 1279.
8. Solis, Jorge, et al. "Mechanism of decrease in mitral regurgitation after cardiac resynchronization therapy: optimization of the force–balance relationship." Circulation: Cardiovascular Imaging 2.6 (2009): 444-450.
9. Galli, E., et al. "Prognostic utility of the assessment of diastolic function in patients undergoing cardiac resynchronization therapy." International Journal of Cardiology 331 (2021): 144-151.
10. van Everdingen, Wouter M., et al. "Comparison of strain imaging techniques in CRT candidates: CMR tagging, CMR feature tracking and speckle tracking echocardiography." The international journal of cardiovascular imaging 34.3 (2018): 443-456.