ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CAN TỲ VỊ TRÊN NGƯỜI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát các triệu chứng y học cổ truyền liên quan tạng phủ Can, Tỳ, Vị trên người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 384 người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản tại phòng khám Tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022, khảo sát 40 triệu chứng y học cổ truyền dựa theo bảng câu hỏi PIGERD. Kết quả: Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, độ tuổi trung bình tập trung ở lứa tuổi trung niên, thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 1-18 tháng. Triệu chứng y học cổ truyền xuất hiện phổ biến nhất là mệt mỏi nặng nề (76,6%), ợ hơi (75,3%) và ăn vào dễ đầy bụng (72,9%). Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày – thực quản chiếm tỷ lệ khá cao như ợ chua (60,4%), ợ nóng (50,5%), nóng sau xương ức (45,3%). Bụng đau căng trướng (6,3%) và đau quặn (10,1%) chiếm tỷ lệ thấp nhất. Lưỡi đỏ (47,9%) và rêu lưỡi trắng mỏng (35,4%) là loại chất lưỡi và rêu lưỡi phổ biến nhất. Mạch huyền (44,3%) là mạch phổ biến nhất và mạch sác (14,8%) là mạch ít xuất hiện nhất. Kết luận: Các triệu chứng y học cổ truyền xuất hiện rất đa dạng trong trào ngược dạ dày – thực quản, xoay quanh chủ yếu các tạng phủ Can, Tỳ, Vị. Các triệu chứng mạch và lưỡi xuất hiện rất phổ biến và các triệu chứng y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong chẩn đoán y học cổ truyền trong bệnh lý này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trào ngược dạ dày – thực quản, y học cổ truyền, PIGERD.
Tài liệu tham khảo
2. D. Jeong. A Review of Diagnosis of GERD. Korean J Gastroenterol. 2017;69(2): 96-101.
3. Philip O. Katz, Lauren B. Gerson, Marcelo F. Vela. Guidelines for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Official journal of the American College of Gastroenterology ACG. 2013;108(3).
4. Han G, Leem J, Lee N, Kim J, Park J, Lee J. Development of a standard tool for pattern identification of gastroesophageal reflux disease (GERD). J Korean Orient Intern Med. 2015;122-152.
5. China Association of Chinese Medicine. Opinions on consensus of gastroesophageal reflux disease by TCM diagnosis and treatment. J Tradit Chin Med. 2010;51(9): 844-847.
6. D. T. Quach, Q. T. T. Pham và cộng sự. Clinical characteristics and risk factors of gastroesophageal reflux disease in Vietnamese patients with upper gastrointestinal symptoms undergoing esophagogastroduodenoscopy. JGH Open. 2021;5(5): 580-584.
7. Nguyễn Thiên Quyến, Đào Trọng Cường. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông Y. Nhà xuất bản Hồng Đức; 2013.
8. Trần Quốc Bảo. Lý luận cơ bản Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học; 2008.