KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT CATHETER MẠCH MÁU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Đặt catheter mạch máu là thủ thuật tương đối phổ biến trong quá trình điều trị cho bệnh nhân (BN) nằm viện nội trú. Thủ thuật này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn trên BN đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án của BN đủ 18 tuổi trở lên, điều trị nội trú và được tiến hành đặt catheter mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021. Thu thập dữ liệu liên quan đến BN: tuổi, giới tính, bệnh mắc kèm, vị trí đặt catheter, số lượng catheter đặt trên mỗi BN, thời gian nằm viện, tình trạng nhiễm khuẩn. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn. Kết quả: Có 393 catheter được đặt trên 308 BN, trong đó 44,8% BN có ít nhất một loại nhiễm khuẩn, tỷ lệ BN mắc nhiễm khuẩn liên quan catheter là 10,7% . Tuổi (OR = 1,030; CI 95%: 1,012-1,048; p = 0,001), bệnh mắc kèm đái tháo đường (OR = 1,746; CI 95%: 1,014-3,008; p = 0,045) và catheter đặt tại tĩnh mạch dưới đòn (OR = 2,955; CI 95%: 1,085-8,047; p=0,034) là những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Trong khi đó, điều trị tại khoa Nội thận (OR= 0,327; CI95%: 0,177-0,605; p < 0,001) là yếu tố làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đặt catheter mạch máu. Kết luận: Cần tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, nhất là BN cao tuổi, có bệnh đái tháo đường và đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đặt catheter mạch máu.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kaur S., Heard SO. (2001), “Catheter-Related infection”. Surgical Intensive Care Medicine, 2nd ed, Springer Science+Business Media, LLC; 435-449.
3. Lorente L., Henry C., Martín M. M., Jiménez A., & Mora M. L. (2005), “Central venous catheter-related infection in a prospective and observational study of 2,595 catheters”, Critical care, 9 (6), R631–R635.
4. Saliba P., Hornero A., Cuervo G., et al (2018), “Mortality risk factors among non-ICU patients with nosocomial vascular catheter-related bloodstream infections: a prospective cohort study”, The Journal of hospital infection, 99 (1), 48-54.
5. Dalrymple LS., , Mu Y,, Nguyen DV, et al (2015), “Risk Factors for Infection-Related Hospitalization in In-Center Hemodialysis” Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 10 (12), 2170-2180
6. Schwanke A. A., Danski M., Pontes, L., Kusma, S. Z., & Lind, J. (2018), “Central venous catheter for hemodialysis: incidence of infection and risk factors”, Revista brasileira de enfermagem, 71 (3), 1115–1121.
7. Sahli F., Feidjel R., & Laalaoui R. (2017), “Hemodialysis catheter-related infection: rates, risk factors and pathogens”, Journal of infection and public health, 10 (4), 403–408.
8. Martin K., Lorenzo YSP., Leung PYM., et al. (2020), “Clinical Outcomes and Risk Factors for Tunneled Hemodialysis Catheter-Related Bloodstream Infections”, Open Forum Infect Dis, 7 (6), ofaa117.