ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỐNG THÊM SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY BẰNG HÓA CHẤT TRƯỚC PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY VÉT HẠCH D2 TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sống thêm và tỉ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt dạ dày vét hạch D2 đối với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển tại chỗ, tại vùng được điều trị hóa chất tiền phẫu. Đối tượng: bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô dạ dày giai đoạn lan rộng tại chỗ tại vùng được hóa chất trước phẫu thuật cắt dạ dày vét hạch D2 tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K. Kết quả: Đặc điểm nhóm nghiên cứu: Tuổi trung bình 58,1 ± 9,1 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 1,8. Vị trí u hang môn vị chiếm 69,0%, thân vị chiếm 16,7%, tâm phình vị chiếm 14,3%. Tỉ lệ T3 chiếm 11,9%, T4 chiếm 88,1%. Tỉ lệ di căn hạch chiếm 66,7%. Đại thể u: thể loét chiếm 59,5%, thể sùi 4,8%, thể loét thâm nhiễm hoặc thâm nhiễm 35,7%. Mô bệnh học: thể kém biệt hóa hoặc tế bào nhẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 42,9%, thể biệt hóa vừa chiếm 38,1%, thể biệt hóa cao chiếm 19,0%. Kết quả điều trị: Đánh giá đáp ứng sau 4 đợt hóa trị trước phẫu thuật dựa trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đạt 61,9%, dựa trên đánh giá tổn thương trong mổ đạt 83,3%. Không có bệnh nhân nào đạt được đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng, tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học là 4,8%. Không có bệnh nhân nào tiến triển phải chuyển phác đồ điều trị, tuy nhiên đánh giá trong mổ có 16,7% bệnh nhân không đáp ứng. Tỉ lệ tai biến biến chứng chung tương đối thấp, không có bệnh nhân tử vong hoặc mổ lại trong 30 ngày đầu, không có trường hợp nào xuất hiện các biến chứng chảy máu sau mổ, rò bục miệng nối sau mổ, tắc ruột sau mổ, hẹp miệng nối. Không phát hiện trường hợp nào xuất hiện suy gan, thận sau mổ. Gặp 2 trường hợp xuất hiện viêm phổi sau mổ chiếm 4,8% và 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 28,6 tháng. Tỉ lệ sống thêm không bệnh tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 50% và sống thêm toàn bộ là 66,7%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư dạ dày, hóa chất tiền phẫu, vét hạch D2, tỉ lệ tai biến, biến chứng, tỉ lệ sống thêm.
Tài liệu tham khảo
2. Cunningham D, Allum WH et al. Perioperative Chemotherapy versus Surgery Alone for Resectable Gastroesophageal Cancer. N Engl J Med. 2006;355(1):11-20.
3. Al-Batran SE, Homann N, Schmalenberg H et al. Perioperative chemotherapy with docetaxel, oxaliplatin, and fluorouracil/leucovorin (FLOT) versus epirubicin, cisplatin, and fluorouracil or capecitabine (ECF/ECX) for resectable gastric or gastroesophageal junction (GEJ) adenocarcinoma (FLOT4-AIO): a multicenter, randomized phase 3 trial. Proc Am Soc Clin Oncol. 2017; 35:4004.
4. Japanese gastric cancer association. Japanese gastric cancer treatment guidelines 2018 (5th edition), English edition. Gastric cancer. 2021; Jan;24(1):1-21.
5. Karen Becker, James D. Mueller, Christoph Schulmacher et al. Histomorphology and grading of regression in gastric carcinoma treated with neoadjuvant chemotherapy. Cancer. 2003; 98:1521-30
6. Sun M-M, Fan Y-Y, Dang S-C(2018). Comparison between uncut Roux-en-Y and Roux-en-Y reconstruction after distal gastrectomy for gastric cancer: A meta-analysis. World journal of gastroenterology;24(24):2628-2639.
7. Li FX, Zhang Rp Fau - Zhao J-z, et al (2011). Use of uncut Roux-en-Y reconstruction after distal gastrectomy for gastric cancer. (1671-0274)
8. Mitsuru Sasako, Park JY, Kim JY. Progress in the treatment of gastric cancer in Japan over the last 50 years. Ann Gastroenterol Surg. 2020 Jan; 4(1): 21–29.