TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan của NVYT quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ tháng 8/2021 đến 6/2022, chọn mẫu toàn bộ tất cả NVYT trong địa bàn quận Tân Phú, sử dụng thang đo DASS-21(thang đo trầm cảm, lo âu, stress) đã được chuẩn hóa tiếng Việt và có độ tin cậy cao để đánh giá trầm cảm, lo âu và stress, Tổng số 569 NVYT đã tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ghi nhận lần lượt là 26,7%, 36,7% và 19,9%, các yếu tố liên quan đến trầm cảm gồm: tình trạng hôn nhân, số ngày tham gia chống dịch, có vấn đề áp lực từ thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của cấp trên và sự hỗ trợ của gia đình; trong khi các yếu tố liên quan đến lo âu gồm: tình trạng nhà ở, thu nhập bản thân, áp lực thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của gia đình; và yếu tố liên quan đến stress gồm: nhóm tuổi, trình độ học vấn khác, áp lực thủ tục hành chính, hỗ trợ của gia đình, hỗ trợ của cấp trên và tham gia đội hậu cần (p<0,05). Sức khỏe tâm thần của NVYT là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt sau tác động của đại dịch COVID-19. Các nhà quản lý cần xây dựng những chính sách hỗ trợ giúp NVYT có thể đối phó với các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress tại cơ sở y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lo âu, Trầm cảm, căng thẳng, Nhân viên y tế, quận Tân Phú
Tài liệu tham khảo
2. National Institute of Mental Health. Anxiety Disorders. Accessed 7/8/2022, https:// www.nimh.nih.gov/health/topics/anxiety-disorders
3. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Christopher J.L. Murray. Findings the from Global Burden of Disease of Disease Study of 2017. The Lancet; 2018:27.
4. Health and Safety Executive. Work related Stress, Anxiety and Depression Statistics in Great Britain 2021. https://www.hse.gov.uk/ statistics/causdis/stress.pdf
5. WHO. Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới – Một căn bệnh tiềm ẩn. Accessed Truy cập 10/10/2022, https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/09-10-2008-world-mental-health-day-a-hidden-illness
6. Nicola M, Alsafi Z, Sohrabi C, et al. The socio-economic implications of the coronavirus pandemic (COVID-19): A review. Int J Surg. Jun 2020;78:185-193. doi:10.1016/j.ijsu.2020.04.018
7. Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Điều kiện làm việc của nhân viên y tế. Accessed Truy cập ngày 25/8/2021., http://nioeh.org.vn/ tam-sinh-ly-lao-dong-ecgonomi/tong-quan-dieu-kien-lam-viec-cua-nhan-vien-y-te
8. Zai-Quan Dong, Jing Ma, Yan-Ni Hao, et al. The social psychological impact of the COVID-19 pandemic on medical staff in China: A cross-sectional study. Eur Psychiatry. 2020;63(1):1-8.
9. Thach Duc Tran, Tuan Tran, Jane Fisher. Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC Psychiatry. 2013;13(24):1-7. doi:10.1186/1471-244X-13-24.
10. Viện sức khỏe tâm thần. Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS 21). Accessed 1/10/2022, http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-tram-cam-stress-dass-21/