NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER MÀU TRONG CHẨN ĐOÁN RAU CÀI RĂNG LƯỢC Ở BỆNH NHÂN RAU TIỀN ĐẠO TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Hồng Nguyễn 1,, Đức Thọ Lê 1, Thị Hoa Bế 1, Ngọc Diệp Bùi 1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rau tiền đạo là bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi đồng thời gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm doppler màu trong tiên lượng rau cài răng lược tại khoa sản bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Nhận xét thái độ xử trí rau tiền đạo tại khoa sản bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 44 trường hợp chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo tại Bệnh viện Trung Ương từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả và kết luận: Sản phụ có độ tuổi ≥35 chiếm 45,5% cao nhất. Sản phụ có tiền sử mổ lấy thai mổ lấy thai 1 lần 45%. Rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm chiếm tỉ lệ 45,5%. Siêu âm Doppler màu chẩn đoán rau cài răng lược có độ nhạy 77,8%, độ đặc hiệu 85,71%. Tuổi thai trung bình lúc vào viện là: 34± 2,5; Tuổi thai lúc mổ 36 ± 2,4 tuần. Mổ lấy thai cấp cứu do chảy máu chiếm tỉ lệ cao nhất 31,8%,  mổ  chủ động vì rau cài răng lược 20,9%. Tỉ lệ thai phụ phải truyền máu chiếm 74,6%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Danh Cường (2011) ''Chẩn đoán rau cài răng lược bằng siêu âm Doppler màu''. Hội Nghị sản phụ khoa Việt-Pháp-2011, Chuyên đề chẩn đoán trước sinh - sơ sinh,119-124.
2. Lê Hoài Chương, Mai Trọng Dũng (2018).''Nhận xét về tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2017''.Tạp chí phụ sản, 16(01), 92–96.
3. Đinh Văn Sinh, Đặng Thị Minh Nguyệt (2011) "Nhận xét 24 trường hợp rau cài răng lược bị rau cài răng lược ở thai phụ bị rau tiền đạo có sẹo mổ cũ tại BVPSTW trong 2 năm (2008 - 2009)". Nghiên cứu y học, supplemnet, Vol.74, No 3. Đại học Y Hà Nội, 2011-225-229
4. Washecka R, Behling A (2020). "Urologic complicatinons of placenta percereta invading the urinary bladder : a case report and review of the literiature’’, Hawaii Med J; 61: 66-69
5. Usta I.M., Hobeika E.M., Musa A.A. (2015). "Placenta previa – accreta: risk foctors and complication’’, Am J Obstet Gynecol, Sep; 193(3 Pt2), pp. 1045 - 9.