TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ KHOẢNG TRỐNG ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TẠI NỘI THÀNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Động kinh là bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu dịch tễ học đã tiến hành đều thực hiện ở các tỉnh miền Bắc, quần thể nghiên cứu chủ yếu ở vùng nông thôn. Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, do đó dữ liệu về tỷ lệ hiện mắc và khoảng trống điều trị bệnh động kinh tại miền Nam và khu vực thành thị còn thiếu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc, loại cơn động kinh, nguyên nhân động kinh, tỷ lệ điều trị động kinh và khoảng trống điều trị động kinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng dân cư nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc 5,49‰, bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ, động kinh toàn thể chiếm 69,2%, động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ 18,9%, động kinh không phân loại chiếm 11,9%. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị chiếm 82,3%, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị chiếm 12%, tỷ lệ bệnh nhân chưa điều trị là 5,7%. Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc 5,5‰, động kinh toàn thể chiếm 69,2%, động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ 18,9%. Khoảng trống điều trị động kinhlà 17,7%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động kinh, dịch tễ, cơn động kinh, khoảng trống điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Lê Quang Cường (2005). Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý và điều trị tại Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
3. Nguyễn Văn Doanh (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và điều trị động kinh ở một cộng đồng dân cư thuộc huyện Gia Binh, tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Dương Huy Hoàng (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng động kinh, tình hình quản lý bệnh nhân động kinh tại tỉnh Thái Bình. Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
5. Tu Luong Mac, Duc-Si Tran (2007). Epidemiology, aetiology, and clinical management of epilepsy in Asia: a systematic review. Lancetneurol, 6: 533-43.
6. Piero Perucca, Ingrid E Scheffer, Michelle Kiley (2018).The management of epilepsy in children and adults. Medical Journal Australia, 208 (5):226-233.
7. Raspall-Chaure M, Neville BG, Scott RC (2008).The medical management of the epilepsies in children: conceptual and practical considerations. Lancet Neurol, 7: 57-69.
8. Meyer AC, Dua T, Ma J, Saxena S, Birbeck G. (2010). Global disparities in the epilepsy treatment gap: a systematic review. Bulletin of the World Health Organization, 88(4): 260-6.