ĐÁNH GIÁ HIỆU BÀI THUỐC SÂM TÔ ẨM ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH NHIỄM COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU

Phùng Văn Thanh1, Trịnh Thị Diệu Thường2,
1 Bệnh viện Y Dược Cổ Truyền Đồng Nai
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhắm đến việc đánh giá hiệu quả cải thiện tiên lượng trên người bệnh mắc COVID-19 mức độ nhẹ bằng cách so sánh tỷ lệ chuyển nặng và tỷ lệ tử vong giữa nhóm sử dụng bài thuốc Sâm tô ẩm kết hợp với điều trị tiêu chuẩn với nhóm chỉ nhận được điều trị tiêu chuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với 2 nhóm bao gồm nhóm phơi nhiễm (sử dụng bài thuốc Sâm tô ẩm kết hợp với chăm sóc tiêu chuẩn, STA+SOC, N=210) và nhóm không phơi nhiêm (điều trị tiêu chuẩn, SOC, N=210). Ở nhóm phơi nhiễm, người bệnh nhận được điều trị mỗi ngày 1 thang thuốc Sâm tô ẩm (chia thành 2 lần uống/ngày) trong 7 ngày liên tiếp. Tỷ lệ chuyển nặng và tỷ lệ tử vong được theo dõi liên tục trong vòng 14 ngày hoặc cho đến khi hồi phục đối với người bệnh chuyển nặng. Kết quả: Tỷ lệ chuyển nặng ở nhóm STA+SOC là 3,33% thấp hơn đáng kể so với nhóm SOC là 11,90% với RR = 0,28 (KTC 95%, 0,12 – 0,63), sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Không ghi nhận ca tử vong ở cả 2 nhóm. Kết luận: Phối hợp bài thuốc Sâm tô ẩm với chăm sóc tiêu chuẩn mang giúp cải thiện tiên lượng người bệnh nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Quyết định số: 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021. Hà Nội; 2021.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định số 4539/QĐ-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2021. Hà Nội; 2021.
3. Zhao Z, Li Y, Zhou L, Zhou X, Xie B, Zhang W, Sun J. Prevention and treatment of COVID-19 using Traditional Chinese Medicine: A review. Phytomedicine. 2021;85:153308.
4. Hu K, Lin L, Liang Y, Shao X, Hu Z, Luo H, Lei M. COVID-19: risk factors for severe cases of the Delta variant. Aging (Albany NY). 2021; 13(20): 23459-23470.
5. Seftel D, Boulware DR. Prospective Cohort of Fluvoxamine for Early Treatment of Coronavirus Disease 19. Open Forum Infect Dis. 2021;8(2):ofab050.
6. Lenze EJ, Mattar C, Zorumski CF, Stevens A, Schweiger J, Nicol GE, Miller JP, Yang L, Yingling M, Avidan MS, Reiersen AM. Fluvoxamine vs Placebo and Clinical Deterioration in Outpatients With Symptomatic COVID-19: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2020;324(22):2292-2300.
7. Hetero announces interim clinical results from phase III clinical trials of molnupiravir conducted in India. 2021. Available from: https://c19mp.com/hetero.html
8. Wen W, Chen C, Tang J, Wang C, Zhou M, Cheng Y, Zhou X, Wu Q, Zhang X, Feng Z, Wang M, Mao Q. Efficacy and safety of three new oral antiviral treatment (molnupiravir, fluvoxamine and Paxlovid) for COVID-19:a meta-analysis. Ann Med. 2022;54(1):516-523.