ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA TẬP LUYỆN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của tập luyện ở người cao tuổi mắc Hội chứng dễ bị tổn thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đối chứng ngẫu nhiên tại Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai từ tháng 9/2021 đến tháng 11/2022. Tổng số 60 bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng dễ bị tổn thương được thu nhận trong nghiên cứu, tuổi trung bình là 81,35 ± 7,82. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm tương đồng, phân tầng ngẫu nhiên: (1) 30 bệnh nhân được can thiệp tập luyện theo bài tập của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, (2) 30 bệnh nhân trong nhóm chứng được chăm sóc tiêu chuẩn theo chế độ dinh dưỡng thông thường và điều trị bệnh lý nền/bệnh kèm theo. Các triệu chứng của hội chứng dễ bị tổn thương, chất lượng cuộc sống…được đánh giá sau 4 tháng tập luyện. Kết quả: tại thời điểm 4 tháng sau luyện tập (T4), cơ lực ở nhóm có luyện tập cao hơn nhóm không luyện tập với điểm số trung bình lần lượt là 14,9 ± 8,6 và 11,0 ± 5,8; tốc độ đi bộ ở nhóm có luyện tập nhanh hơn nhóm không luyện tập với điểm số trung bình lần lượt là 8,66 ± 5,84 (s) và 11,69 ± 6,59 (s); điểm đánh giá sức bền và năng lượng, hoạt động thể lực, chất lượng cuộc sống ở nhóm tập luyện tăng so với nhóm không được can thiệp tập luyện. Kết luận: can thiệp hoạt động thể chất trong bài tập cho thấy hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, có thể làm đảo ngược tình trạng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tập luyện, người cao tuổi, hội chứng dễ bị tổn thương
Tài liệu tham khảo
2. Fund UNP. The ageing population in Viet Nam: Current status, prognosis, and possible policy responses. Author New York, NY; 2011.
3. Thắng P, Hỷ ĐTK. Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tại Việt Nam. Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình. 2009.
4. Pahor M., Guralnik J.M., Ambrosius W.T., Blair S., Bonds D.E., Church T.S., Espeland M.A., Fielding R.A., Gill T.M., Groessl E.J., King A.C., Kritchevsky S.B., Manini T.M., McDermott M.M., Miller M.E., Newman A.B., Rejeski W.J., Sink K.M., Williamson J.D. LIFE study investigators.Effect of structured physical activity on prevention of major mobility disability in older adults: the LIFE study randomized clinicaltrial. JAMA. 2014; 311(23):2387–2396.
5. Cadore E.L., Casas-Herrero A., Zambom-Ferraresi F., Idoate F., Millor N., Gómez M., Rodriguez-Mañas L., Izquierdo M. Multicomponent exercises including muscle power training enhance muscle mass, power output, and functional outcomes in institutionalized frail nonagenarians. Age (Dordrecht, Netherlands) 2014;36(2):773–785.
6. Cameron I.D., Fairhall N., Langron C., Lockwood K., Monaghan N., Aggar C., Sherrington C., Lord S.R., Kurrle S.E. A multifactorial interdisciplinary intervention reduces frailty in older people: randomized trial. BMC Med. 2013;11:65.
7. Tarazona-Santabalbina F.J., Gómez-Cabrera M.C., Pérez-Ros P., Martínez-Arnau F.M., Cabo H., Tsaparas K., Salvador-Pascual A., Rodriguez-Mañas L., Viña J.A. Multicomponent exercise intervention that reverses frailty and improves cognition, emotion, and social networking in the community-dwelling frail elderly: a randomized clinical trial. J. Am. Med. Dir. Assoc. 2016;17(5):426–433.
8. Losa-Reyna J., Baltasar-Fernandez I., Alcazar J., Navarro-Cruz R., Garcia-Garcia F.J., Alegre L.M., Alfaro-Acha A. Effect of a short multicomponent exercise intervention focused on muscle power in frail and pre frail elderly: a pilot trial. Exp. Gerontol. 2019;115:114–121.