KẾT QUẢ THAY VAN HAI LÁ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Văn Thịnh1,, Vũ Ngọc Tú1,2, Nguyễn Anh Huy1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật thay van hai lá tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả:  Từ tháng 10/2019 tới 05/2022, có 43 bệnh nhân thay van hai lá tại Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực bệnh viện Đại học Y Hà Nội có bệnh van tim mắc phải và đủ điều kiện tham gia nghiên cứu với độ tuổi trung bình 55.6 ±10.7. Trước phẫu thuật, 34.9% bệnh nhân có tiền sử nong van hai lá, 39.5 % bệnh nhân có phân độ NYHA III, IV, chỉ số tim ngực trung bình 0.6 ± 0.07, phân xuất tống máu thất trái EF 58.1±8.5%, áp lực động mạch phổi 48.2 ± 15.7 mmHg. Trong phẫu thuật có 74.4% bệnh nhân được thay van cơ học, 62.8% bệnh nhân được sửa ba lá hai lá kèm theo, 46.5% bệnh nhân được phối hợp khâu chân tiểu nhĩ trái, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 109.0 ± 20.7 phút, kẹp động mạch chủ 83.0 ± 21.8 phút. Sau phẫu thuật, thời gian thở máy trung bình 25.5 ± 20.8 giờ, nằm tại phòng hồi sức 3.5 ± 1.3 ngày và thời gian hậu phẫu 12.8±6.2 ngày. 79.1% bệnh nhân có sự cải thiện NYHA so với trước phẫu thuật, 1 bệnh nhân (2.3%) phải dẫn lưu màng phổi vì tràn máu, 1 bệnh nhân (2.3%) phải nhập viện để điều chỉnh chống đông, 1 trường hợp (2.3%) chảy máu phải mổ lại, không có trường hợp nào tử vong vì nguyên nhân tim mạch. Kết luận: Với tỉ lệ biến chứng và tử vong thấp, phẫu thuật thay van hai lá tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội là mang lại kết quả an toàn và khả quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Hạnh. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá cơ học đơn thuần tại trung tâm Tim mạch Bệnh viện E. Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2012;01.
2. WHO Technical Report Series. Rheumatic fever and rheumatic heart disease: Report of a WHO expert panel. WHO. 2004;(Geneva 29.10-1.11.2001).
3. Lê Hoàng Văn. Kết quả bước đầu thay van sinh học tại BV 175. VJCTS. 5:12-16.
4. Đoàn Quốc Hưng. Kết quả phẫu thuật thay van hai lá do hẹp bằng van nhân tạo cơ học ATS tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Vietnam Med J. 2021.
5. Otto CM, Nishimura RA. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease. Journal of the American College of Cardiology. 2021;77(4).
6. Đinh Thị Tuyết Lan. Nghiên cứu kết quả nong van hai lá bằng bóng inoue ở bệnh nhân hẹp hai lá có rung nhĩ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Hà Nội. 2008. 24-25
7. Arora R, Kalra GS, Singh S, et al. Percutaneous transvenous mitral commissurotomy: immediate and long-term follow-up results. Catheter Cardiovasc Interv Off J Soc Card Angiogr Interv. 2002;55(4):450-456.
8. Junjiro Kobayashi, MD KB MD. Early and late stroke after mitral valve replacement with a mechanical prosthesis: Risk factor analysis of a 24-year experience. J Thorac Cardiovasc Surg. 2003.