NHẬN XÉT VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN RÒ HẬU MÔN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG, NĂM 2019 – 2020

Đức Hạ Hoàng 1,, Thị Thắm Nguyễn 2, Thị Thanh Xuân Phạm 2, Hồng Minh Phạm 2, Thị Hằng Nguyễn 2, Duy Hoàng Phạm 2, Văn Phượng Đặng 2
1 Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Rò hậu môn cần được xác định chính xác đường rò, vị trí lỗ rò để lập kế hoạch điều trị. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả vai trò của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán bệnh lý rò hậu môn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán rò hậu môn, có hình ảnh chụp CHT có từ lực cao (1,5 Tesla) theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ tháng 7/2019 đến tháng 11/2020. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20. Kết quả: nghiên cứu gồm 79 bệnh nhân với 86 đường rò được chụp CHT và phẫu thuật tại bệnh viện cho kết quả: tuổi thường gặp từ 21-60 tuổi, nam/nữ là 5,1/1. CHT với các chuỗi xung khác nhau có độ nhạy và độ chính xác cao trong phát hiện đường rò, đặc biệt là xung T1 xoá mỡ có tiêm thuốc đối quang từ có độ nhạy 100%, độ chính xác 97,5%. CHT có giá trị cao trong xác định phân loại đường rò so với cơ thắt (theo Parks), đánh giá mức độ phức tạp của đường rò, xác định vị trí lỗ trong với sự phù hợp cao so với phẫu thuật (trên 80%). Trong xác định áp xe phối hợp có độ nhạy 100%, độ chính xác 98,7%. Kết luận: CHT có sự thống nhất cao với kết quả phẫu thuật trong phát hiện đường rò, đánh giá liên quan của đường rò, mức độ phức tạp của đường rò, xác định lỗ trong và tổn thương áp xe phối hợp. Đặc biệt là chuỗi xung T1C+ có giá trị cao trong chẩn đoán đường rò và tổn thương phối hợp từ đó xây dựng bản đồ đường rò trước phẫu thuật nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, tránh bỏ sót tổn thương, hạn chế tái phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Diễm, Võ Tấn Đức, Nguyễn Văn Hậu, Phạm Ngọc Hoa (2010). Bước đầu khảo sát giá trị hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh;Tập 14 (1): 87-91.
2. Vương Ngọc Anh, Bùi Văn Lệnh (2016). Đặc điểm hình ảnh và vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn. Tạp chí Điện quang Việt Nam; 23: 19-25.
3. Buchanan G, Halligan S, Williams A, et al. (2002). Effect of MRI on clinical outcome of recurrent fistula-in-ano. Lancet 2002;360(9346): 1661-1662.
4. Chauhan NS, Sood D, Shukla A (2016). Magnetic resonance imaging (MRI) characterization of perianal fistulous disease in a rural based tertiary hospital of North India. Pol J Radiol. 2016;81: 611.
5. De Miguel Criado J, del Salto LG, Rivas PF, et al. (2012). MR imaging evaluation of perianal fistulas: spectrum of imaging features. Radiographics. 2012;32(1): 175-194.
6. Lewis R, Lunniss PJ, Hammond TM (2012). Novel biological strategies in the management of anal fistula. Colorectal Disease 2012;14(12): 1445-1455.
7. Ozkavukcu E, Haliloglu N, Erden A (2011). Frequencies of perianal fistula types using two classification systems. Jpn J Radiol. 2011;29(5): 293-300.
8. Parks A, Gordon P, Hardcastle JD (1976). A classification of fistula-in-ano. Br J Surg. 1976;63(1): 1-12.
9. Singh K, Singh N, Thukral C, Singh KP, Bhalla V (2014). Magnetic resonance imaging (MRI) evaluation of perianal fistulae with surgical correlation. J Clin Diagn Res. 2014;8(6): RC01-RC04.