ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN: MỘT THỬ NGHIỆM CAN THIỆP NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG MÙ ĐƠN

Trần Hòa An1, Trịnh Thị Diệu Thường1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: GERD hiện nay là bệnh lý đáng quan tâm và điều trị còn nhiều thách thức. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả và tính an toàn của cấy chỉ khi kết hợp với điều trị tiêu chuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng mù đơn với 66 người bệnh GERD (GerdQ≥8). Nhóm chứng (N=33) được điều trị tiêu chuẩn gồm thay đổi lối sống, PPI và antacid; nhóm can thiệp (N=33) phối hợp thêm cấy chỉ 2 lần trong 4 tuần. Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào điểm tiên đoán dương theo GerdQ hằng tuần và đồng thời theo dõi tác dụng ngoại ý của cấy chỉ. Kết quả: Sau 4 tuần điều trị, nhóm chứng có hiệu quả điều trị là 66,7 % (KTC 95%, 48,6 –  80,9%) và 93,9% (KTC 95%, 77,9 – 98,6%) ở nhóm can thiệp (p=0,0053). Đối với hiệu quả cải thiện hoàn toàn, nhóm chứng đạt 9,1%, nhóm can thiệp 63,7% (p<0,0001), với RR=7 (KTC 95%,  2,3 – 21,2). Tác dụng ngoại ý chiếm 9,1%, hầu hết không cần điều trị và không để lại di chứng. Kết luận: Cấy chỉ phối hợp với điều trị chuẩn mang lại hiệu quả cao và an toàn trên người bệnh GERD. Các nghiên cứu can thiệp dựa trên phân loại hội chứng lâm sàng nên được tiến hành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quach DT, Pham QTT, Tran TLT, et al. Clinical characteristics and risk factors of gastroesophageal reflux disease in Vietnamese patients with upper gastrointestinal symptoms undergoing esophagogastroduodenoscopy. JGH Open. 2021;5(5):580-584.
2. Weijenborg PW, Cremonini F, Smout AJ, et al. PPI therapy is equally effective in well-defined non-erosive reflux disease and in reflux esophagitis: a meta-analysis. Neurogastroenterol Motil. 2012;24(8):747-57, e350.
3. Zhu J, Guo Y, Liu S, et al. Acupuncture for the treatment of gastro-oesophageal reflux disease: a systematic review and meta-analysis. Acupunct Med. 2017;35(5):316-323.
4. Luo Z, Hu X, Chen C, et al. Effect of Catgut Embedment in Du Meridian Acupoint on Mental and Psychological Conditions of Patients with Gastroesophageal Reflux Disease. Evid Based Complement Alternat Med. 2020;2020:5415813.
5. Hunt R, Armstrong D, Katelaris P, et al; Review Team: World Gastroenterology Organisation Global Guidelines: GERD Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease. J Clin Gastroenterol. 2017;51(6):467-478.
6. Sakurai K, Suda H, Fujie S, et al. Short-Term Symptomatic Relief in Gastroesophageal Reflux Disease: A Comparative Study of Esomeprazole and Vonoprazan. Dig Dis Sci. 2019;64(3):815-822.
7. Wang XL, Lin GH, Xu N, et al. [Analysis of adverse reactions of acupoint catgut embedding therapy]. Zhongguo Zhen Jiu. 2020;40(2):193-6.
8. Li H, He T, Xu Q, et al. Acupuncture and regulation of gastrointestinal function. World J Gastroenterol. 2015;21(27):8304-13.