KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT-R/F TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH CÀ MAU NĂM 2022

Võ Văn Thi1,, Trần Diệp Tuấn2, Nguyễn Minh Phương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân gia đình, cả xã hội và hao tốn nguồn tài nguyên lớn từ cộng đồng. Việc quan tâm sàng lọc nhằm phát hiện sớm và kịp thời can thiệp các trường hợp có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ là một việc làm cần thiết đối với cá nhân trẻ và cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 3639 trẻ 18-36 tháng tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ trẻ 18-36 tháng ở các trường mầm non tại tỉnh Cà Mau có M-CHAT-R dương tính (≥3 điểm) là 235/3639 trẻ (nguy cơ trung bình 5,1% và nguy cơ cao 1,4%), trong đó 203 trẻ (86,4%) có M-CHAT-R/F dương tính (≥2 điểm). Như vậy, 203/3639 (5,6%) trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào thang điểm M-CHAT-R/F. Các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT-R/F có tỉ lệ dương tính cao là câu 8 (55,2% trẻ không thích chơi với trẻ khác) và câu 9 (52,7% trẻ không thích khoe đồ chơi với người khác). Kết luận và kiến nghị: Tỉ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ dựa trên thang điểm M-CHAT-R/F là 5,6%. Cần đẩy mạnh hơn việc sàng lọc để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các trường hợp có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ nhằm nâng cao sự khỏe mạnh thể chất và tinh thần cho trẻ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), "Bộ công cụ phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em", Quyết định số 2254/QĐ-BYT ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Phạm Thị Nhị (2019), "Kết quả sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng bằng bảng kiểm M-CHAT và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm 2017", Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
3. Nguyễn Minh Phương và cộng sự (2021), "Khảo sát tỉ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020", Tạp chí Y học Việt Nam, 502(1), pp. 124-128.
4. Nguyễn Đức Trí, Trần Diệp Tuấn (2014), "Tỉ lệ M-CHAT dương tính (nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ): Một khảo sát tại cộng đồng trẻ học mầm non từ 16-36 tháng trong Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1), pp. 454-458.
5. Lê Thị Vui (2020), "Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại VIệt Nam, 2017-2019", Luận văn Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Baio, John, Wiggins (2018), "Prevalence of autism spectrum disorder among children aged 8 years-autism and developmental disabilities monitoring network, 11 sites, United States, 2014", MMWR Surveillance Summaries, 67(6), pp. 1.
7. CDC (2020), Basics about Autism Spectrum Disorder (ASD), truy cập ngày, tại trang web https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/facts.html.
8. Kurim (2020), "Modified Checklist for Autism in Toddlers Revised in an Urban Metropolitan Sample of Young Children in Turkey", J Autism Dev Disord, 50(9), pp. 3312-3319.
9. Leigh J. P., Juan Du (2015), "Brief report: Forecasting the economic burden of autism in 2015 and 2025 in the United States", Journal of autism and developmental disorders, 45(12), pp. 4135-4139.
10. Lipkin P. H. (2020), "Promoting optimal development identifying infants and young children with developmental disorders through developmental surveillance and screening", American academy of Pediatrics.