NGHIÊN CỨU GEN KIR2DS3 VÀ KIR3DL1 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT

Ngọc Anh Lê 1,, Thanh Thúy Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bệnh sinh của tiền sản giật (TSG) nhưng bệnh nguyên chính xác vẫn còn chưa rõ ràng. Hiện nay, nguyên nhân gốc rễ của tiền sản giật được cho là do giảm tưới máu rau thai từ động mạch xoắn thông qua tương tác giữa phân tử KIR (Killer cell immunoglobulin like receptor) của dNK và phối tử của chúng là HLA-C (Human leukocyte antigen) trên các nguyên bào nuôi của thai nhi. Với mục tiêu: Xác định sự xuất hiện của gen KIR2DS3, KIR3DL1 và mối liên quan của chúng với nguy cơ TSG và xét nghiệm sinh hóa ở các thai phụ TSG. Tác giả nghiên cứu trên thai phụ bình thường n = 100 và thai phụ tiền sản giật n = 100. Thực hiện kỹ thuật PCR tìm gen KIR2DS3, KIR3DL1. Kết quả cho thấy KIR2DS3 ở nhóm thai phụ tiền sản giật (10%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm thai phụ bình thường (29%), khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (OR=3,676, 99% CI=1,680-8,045). Gen KIR3DL1 xuất hiện ở 100% các thai phụ tham gia nghiên cứu. Sự có mặt của gen KIR2DS3 làm tăng nồng độ ure máu p<0,05 ở các thai phụ TSG.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hiby SE, Walker J.J, O’shaughnessy K.M et al. (2004) Combinations of maternal KIR and fetal HLA-C genes influence the risk of preeclampsia and reproductive success. Journal of Experimental Medicine, 200(8): 957-965.
2. Kulkarni S, Martin MP, Carrington M et al. (2010) KIR Genotyping by Multiplex PCR-SSP. Methods Mol Biol., 612:365-375.
3. Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Thúy Hà, Trần Thùy Dương và cộng sự (2018). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2014 - 2016. Tạp chí Y học Việt Nam. 465(Số đặc biệt): 200-206.
4. Trần Thị Hiền (2014). So sánh thái độ xử trí tiền sản giật trong năm 2008 và năm 2013 tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Vinh (2018). Nhận xét về tình hình điều trị tiền sản giật thai nghén từ 28 đến 34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Chen Q, Lau S, Tong M, et al. (2016) Serum uric acid may not be involved in the, development of preeclampsia. Journal of Human Hypertension, 30(2): 136-140.
7. Nakimuli A, Chazara O. Hiby S.E, et al. (2015) A KIR B centromeric region present in Africans but not Europeans protects pregnant women from pre-eclampsia. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 112(3): 845-850.
8. Long W, Shi Z, Fan S, el al (2015). Association of Maternal KIR and Fetal HLA-C Genes with the Risk of Preeclampsia in Chinese Han Population. Placenta, 36, 433-437.