ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ U TỦY THƯỢNG THẬN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018-2022

Nguyễn Văn Trường1, Đỗ Trường Thành1,
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u tủy thượng thận bằng phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2018-2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc phối hợp hồi cứu và tiến cứu trên 33 trường hợp  (27BN hồi cứu, 6BN tiến cứu) có u tủy thượng thận được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tại khoa Phẫu thuật tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/2018 – 4/2022.  Đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, cận làm sàng, theo dõi các chỉ số trong và sau mổ để ghi nhận các chỉ số nghiên cứu. Kết quả: 33 BN gồm 11 nam (33,3%) và 22 nữ (67,3%). Tuổi trung bình 47.70 ± 12.30 tuổi (31-69). U tủy thượng thận bên phải chiếm 60,6%, u bên trái 39,4%. Kích thước trung bình trên CLVT: 41.27 ± 11.23mm (25-62mm). Thời gian phẫu thuật trung bình: 77.3 ± 16.3 phút (50-105 phút). Không có rối loạn huyết động trong mổ. Biến chứng sau mổ: có 1BN (3%) chảy máu phải mổ mở để khâu cầm máu; 1BN (3%) hạ huyết áp điều trị ổn sau 2 ngày; không có biến chứng suy tuyến thượng thận. Thời gian hậu phẫu trung bình: 3.79 ± 0.70 ngày (3-6 ngày). Kết quả kiểm tra sau mổ: tốt 80,9%, trung bình 19,1%, xấu 0%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị u tủy thượng thận là phương pháp an toàn và khả thi với nhiều ưu điểm như: thời gian mổ ngắn, hậu phẫu ngắn và nhẹ nhàng, tính thẩm mỹ cao, kết quả phẫu thuật tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Constantinides VA, Christakis I, Touska P, et al. Retroperitoneoscopic or laparoscopic adrenalectomy? A single-centre UK experience. Surg Endosc. 2013;27:4147-4152.
2. Kiriakopoulos A, Economopoulos KP, Poulios E, et al. Impact of posterior retroperitoneoscopic adrenalectomy in a tertiary care center: a paradigm shift. Surg Endosc. 2011;25:35849.
3. Nguyễn Đức Tiến (2007), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật nội soi cac u tuyến thượng thận lành tính tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 1998-2005. Luận án tiến sỹ y học trường Đại học Y Hà Nội.
4. Hallfeldt K.K.J., Mussack T., Trupka A., et al. (2003). Laparoscopic lateral adrenalectomy versus open posterior adrenalectomy for the treatment of benign adrenal tumors. Surg Endosc, 17(2), 264–267.
5. Bonjer H.J., Sorm V., Berends F.J., et al. (2000). Endoscopic retroperitoneal adrenalectomy: lessons learned from 111 consecutive cases. Ann Surg, 232(6), 796–803.
6. Qing Yuan Li (2010), ''Laparoscopic Adrenalectomy in Pheochromocytoma: Retroperitoneal Approach Versus Transperitoneal Approach''. Journal of endourology, 24(9), 1441-1445.
7. Lê Tuấn Anh. Kết quả phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận lành tính đường sau phúc mạc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
8. Prudhomme T, et al. Comparison between retroperitoneal and transperitoneal laparoscopic adrenalectomy: Are both equally safe? Journal of Visceral Surgery. 2021; 158, 204-210 .
9. Xu W., Li H., Ji Z. et al. Comparison of Retroperitoneoscopic Versus Transperitoneoscopic Resection of Retroperitoneal Paraganglioma. Medicine (Baltimore). 2015; 94(7), 156-178.