ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI BÓC NHÂN PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG DAO ĐIỆN ĐƠN CỰC QUA ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2020-2022

Vũ Minh Đức1, Đỗ Trường Thành2,
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng dao điện đơn cực (MEP) là phẫu thuật ít xâm hại trong điều trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL), nhưng tại Việt Nam cho đến nay chưa có báo cáo chi tiết về kết quả điều trị của phương pháp này. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phương pháp MEP trong điều trị TSLT- TTL tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp (TH), từ 5/2020 đến 5/2022 tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Kết quả: có 35 TH thực hiện MEP.Tuổi trung bình là 70.7±1.83, nhỏ nhất 53 tuổi, lớn nhất 92 tuổi. Thể tích TTL đo được qua siêu âm trung bình là 78.94±31.97 ml; nhỏ nhất 33ml, lớn nhất 150ml. Thời gian phẫu thuật (PT) trung bình 70.57 ± 21.58phút. Sự khác biệt Hb và nồng độ Na+ trong máu trước và sau PT không đáng kể; Hb giảm trung bình là 1.33±1.52 g/dL; Na+ máu giảm trung bình là 2.15 ± 8.27mmol/L. Tuy nhiên biến chứng sau mổ cao nhất là truyền máu sau mổ với 8.6% do đa số các trường hợp này có mức HGB trước mổ thấp. Thời gian đặt thông niệu đạo trung bình là 5.50±1.31 ngày. Thời gian nằm viện trung bình 10.05±4.5 ngày. Thang điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt là: 6,94; 6.49, 5,94. Điểm số chất lượng cuộc sống (QoL) trung bình cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt: 1,91; 1,69; 1,49. Kết luận: Phẫu thuật MEP cho những trường hợp TSLT-TTL có thể tích lớn là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Viết Thanh (2017). Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội., .
2. Trần Ngọc Sinh, (2001), “Chỉ định điều trị cắt đốt nội soi trong bế tắc đường tiết niệu dưới do bướu lành tiền liệt tuyến”, luận án tiến sĩ khoa học Y Dược, (Đại học Y Dược TPHCM.), pp., .
3. Tsarichenko D.G., Simberdeev R.R., Glybochko P.V. và cộng sự. (2016). [Monopolar transurethral enucleation of benign prostatic hyperplasia. Our initial experience]. Urologiia, (4), 70–75.
4. Hiraoka Y., Shimizu Y., Iwamoto K. và cộng sự. (2007). Trial of complete detachment of the whole prostate lobes in benign prostate hyperplasia by transurethral enucleation of the prostate. Urol Int, 79(1), 50–54.
5. Lý Hoàng Phong, (2007), "Tai biến và biến chứng sớm sau cắt đốt nội soi bướu lành tuyến tiền liệt, Luận văn thạc sĩ y khoa, "Đại học Y Dược TP HCM, pp.,
6. Đỗ Ngọc Thể (2019). Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả điều trị bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp bốc hơi lưỡng cực qua nội soi niệu đạo. Luận án Tiến sĩ y học. Học viện Quân y, .
7. D E., L R., M G. và cộng sự. (2020). Monopolar enucleation versus transurethral resection of the prostate for small- and medium-sized (. World journal of urology, 38(1).
8. Ajib K., Zgheib J., Salibi N. và cộng sự. (2018). Monopolar Transurethral Enucleo-Resection of the Prostate Versus Holmium Laser Enucleation of the Prostate: A Canadian Novel Experience. J Endourol, 32(6), 509–515.