ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC Ở NGƯỜI BỆNH ĐỢT CẤP GIÃN PHẾ QUẢN TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Văn Giang1,, Ngô Quý Châu2, Vũ Văn Giáp3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm vi khuẩn học ở người bệnh đợt cấp giãn phế quản tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu gồm 66 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đợt cấp giãn phế quản tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, tất cả bệnh nhân được làm các xét nghiệm vi sinh đờm và dịch rửa phế quản. Kết quả và kết luận: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 66 bệnh nhân đợt cấp giãn phế quản. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu 59,2 ± 11,7; tỉ lệ nữ/nam là 1,64/1. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ho khạc đờm 66,7%, tiếp theo là đau ngực 62,1%, sốt 48,3%, ho máu 33,3%, khó thở 15,2%. Triệu chứng thực thể khi khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ 77,3%; thông khí phế nang giảm 24,2%; ran rít ngáy 9,1%. Về đặc điểm vi khuẩn học, tỉ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính ở đờm là 27,3%; vi khuẩn thường gặp nhất Pseudomonas aeruginosa 15,2%, Acinetobacter baumannii 4,5%. Tỉ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính ở dịch rửa phế quản là 31,8%; vi khuẩn thường găp nhất Pseudomonas aeruginosa 12,1%, Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus aureus là 4,5%; trong đó nuôi cấy dương tính 1 trường hợp (1,5%) với Mycobacterium tuberculosis và Mycobacterium avium. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa còn nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh Meropenem 94,4%, Piperacillin/Tazobactam 90,9%, Ceftazidime 81,8%,  Amikacin 88,9%, Ciprofloxacin 57,1%. Pseudomonas aeruginosa làm gia tăng số lần nhập viện và đợt cấp ở giãn phế quản người lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu. Bệnh Hô Hấp, Nhà Xuất Bản Giaó Dục Việt Nam, Hà Nội.2011: tr199-208
2. Pasteur MC, Bilton D, Hill AT. British Thoracic Society guideline for non-CFbronchiectasis. Thorax. 2010;65(Suppl 1):i1-i58. doi:10.1136/ thx.2010.136119
3. Araújo D, Shteinberg M, Aliberti S, et al. The independent contribution of Pseudomonas aeruginosa infection to long-term clinical outcomes in bronchiectasis. Eur Respir J. 2018;51(2):1701953. doi:10.1183/13993003.01953-2017
4. Dimakou K, Triantafillidou C, Toumbis M, Tsikritsaki K, Malagari K, Bakakos P. Non CF-bronchiectasis: Aetiologic approach, clinical, radiological, microbiological and functional profile in 277 patients. Respiratory Medicine. 2016;116:1-7. doi:10.1016/j.rmed.2016.05.001
5. King PT, Holdsworth SR, Freezer NJ, Villanueva E, Holmes PW. Characterisation of the onset and presenting clinical features of adult bronchiectasis. Respir Med. 2006;100(12):2183-2189. doi:10.1016/j.rmed.2006.03.012
6. Ngô Qúy Châu. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng và Điều Trị Giãn Phế Quản Tại Khoa Hô Hấp Bệnh Viện Bạch Mai 1999-2003. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng. 2003:24-31.
7. Angrill J. Bacterial colonisation in patients with bronchiectasis: microbiological pattern and risk factors. Thorax. 2002;57(1):15-19. doi:10.1136/thorax.57.1.15
8. Miao XY, Ji XB, Lu HW, Yang JW, Xu JF. Distribution of Major Pathogens from Sputum and Bronchoalveolar Lavage Fluid in Patients with Noncystic Fibrosis Bronchiectasis: A Systematic Review. Chin Med J (Engl). 2015;128(20):2792-2797. doi:10.4103/0366-6999.167360