ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN CÓ NANG QUANH CHÓP CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm1,, Huỳnh Tấn Lộc1
1 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hình ảnh X-quang điển hình của NQC là một vùng thấu quang, hình tròn hoặc bầu dục có đường ranh giới rõ ràng bao quanh chóp hay ở về một bên chóp của một răng chết tuỷ hoặc ở vùng tương ứng chóp của một răng chết tủy đã được nhổ đi. Hiện nay, với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, phim CBCT đã được sử dụng ngày càng phổ biến trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị nang quanh chóp. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng (CT Conebeam, giải phẫu bệnh) răng trước hàm trên có nang quanh chóp của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện đại học y dược Cần Thơ. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2020 tới tháng 2/2022, số lượng bệnh nhân thoả tiêu chí chọn mẫu và tái khám là 45 bệnh nhân với 49 nang quanh chóp liên quan 51 răng nguyên nhân. Sử dụng phim X-quang CBCTvà kết quả mô học của giải phẫu bệnh để đánh giá. Kết quả: 49 nang quanh chóp liên quan tới 51 răng trước hàm trên 51% nang chân răng liên quan tới các răng cửa bên hàm trên (R12: 31,4%, R22:19,6%), sau đó là các răng cửa giữa (R11: 17,6%, R21: 25,5%). Kích thước trung bình là 1,05 ± 0,38 cm, trong đó nang lớn nhất có đường kính là 2,57 cm, nang nhỏ nhất là 0,49 cm. Về kết quả giải phẫu bệnh: 57,1% dịch trong lòng nang chứa mủ, 87,8% chứa dịch dạng lỏng, 100% mô liên kết thâm nhiễm tế bào viêm. 100% nang được lót biểu mô gai không sừng hoá, trong đó 6,1% có dạng lồi lõm. Biểu mô dạng mỏng chiếm 59,2% và có 1 nang chứa thể hyalin (2%), 2 nang có khe nứt cholesterol (4,1%). Kết luận: Kích thước trung bình là 1,05 ± 0,38 cm, trong đó nang lớn nhất có đường kính là 2,57 cm, nang nhỏ nhất là 0,49 cm.Tất cả 49 ca đều cho thấy có sự thâm nhiễm các tế bào viêm vào thành nang và được lót bằng biểu mô gai lát tầng không sừng hoá (100%). Phần lớp biểu mô có dạng mỏng (59,2%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nang chân răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Thanh Phút (2017), Nghiên cứu đặc điểm, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang xương hàm do răng tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Phạm Quốc Tới (2015), Nghiên cứu đặc điểm, X-quang và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị nang quanh chóp tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Chen J.H, Tseng C.H, Wang W.C., et al (2018),“ Clinicopathological analysis of 232 radicular cysts of the jawbone in a population of southern Taiwanese patients”, Kaohsiung Journal of Medical Sciences, 34, pp. 249-254.
5. Cohen R.S, Goldberger T., Merzlak I et al (2021), “The Development of Large Radicular Cysts in Endodontically versus Non-Endodontically Treated Maxillary Teeth”, Medicina, 57, pp. 991.
6. Deana N. and Alves N. (2017), "Cone Beam CT in Diagnosis and Surgical Planning of Dentigerous Cyst", Case Reports in Dentistry, pp. 1-6.
7. Lin H.P., Chen H.M., Yu C.H., et al (2010), “Clinico- pathological Study of 252 Jaw Bone Periapical Lesions From a Private Pathology Laboratory”, Journal of the Formosan Medical Association,109(11), pp. 810-818.
8. Nik Abdul Ghani N. R., Abdul HamidN. F., and Karobari M. I. (2020), “Tunnel' radicular cyst and its management with root canal treatment and periapical surgery: A case report”, Clinical case reports, 8(8), pp1387–1391.