PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH NHÂN U MÁU GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: U máu gan là khối u lành tính phổ biến nhất ở gan, nếu khối u có kích thước lớn thì phải có chỉ định điều trị phù hợp. Mục tiêu: Đánh giá chỉ định điều trị và kết quả mô bệnh học của bệnh nhân u máu gan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 49 bệnh nhân được chẩn đoán u máu gan dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu về Gan Châu Âu. Trên hình ảnh CT có tiêm thuốc cản quang, khối u gan có hình ảnh ngấm thuốc ngoại vi pha động mạch, tăng cường hướng tâm trong pha chậm; chẩn đoán bằng mô bệnh học khi u không ngấm thuốc điển hình trên CT. Kết quả: RFA(Radiofrequency Ablation-đốt sóng cao tần) l là phương pháp điều trị thực hiện nhiều nhất với tỉ lệ 34,7%. Cắt khối u và TAE (Transcatheter arterial chemoembolization) cùng với tỉ lệ 14,3%. Cắt u được thực hiện ở lứa tuổi trẻ nhất 42,4 ± 10,9, nhóm RFA là 48,2 ± 11,4; nhóm TAE là 64,8 ± 23,3; p = 0,01. Kích thước u trung bình của nhóm cắt u là lớn nhất 7,1 ± 2,7 cm, nhóm RFA có kích thước nhỏ nhất 5,8 ± 2,6 cm, kích thước u nhóm TAE là 6,6 ± 1,8 cm, p = 0,01. Kích thước u trung bình của nhóm sinh thiết bằng kim là 3,3 ± 0,9 cm, nhỏ hơn so với nhóm sinh thiết bằng cắt lạnh 7,1 ± 2,7 cm, p = 0,009. Trong 13 bệnh nhân được sinh thiết, tỉ lệ lành tính là 100%. U máu thể hang chiếm tỉ lệ 69,2%, u máu thể mao mạch chiếm tỉ lệ 30,8%. Kết luận: Có thể thực hiện cắt bỏ, đốt nhiệt hoặc tắc mạch cho bệnh nhân u máu gan tùy từng trường hợp. U máu gan có kích thước lớn thì bản chất vẫn là lành tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật, đốt nhiệt, tắc mạch, mô bệnh học, u máu gan
Tài liệu tham khảo
2. Kalogirou M., Chourmouzi D., Dedes I., et al (2018). Transarterial embolization for the treatment of complicated liver hemangiomas: A report of two cases and review of the literature. Clin Mol Hepatol, 24(3), 345-349.
3. Li T., Klar M. M., Alawad M., et al (2021). Hepatic Sclerosing Hemangioma Mimicking Malignancy: A Case and Literature Review. Am J Med Case Rep, 9(3), 144-146.
4. European Association for the Study of the Liver (2016). EASL Clinical Practice Guidelines on the management of benign liver tumours. J Hepatol, 65(2), 386-398.
5. Yoon S. S., Charny C. K., Fong Y., et al (2003). Diagnosis, management, and outcomes of 115 patients with hepatic hemangioma. J Am Coll Surg, 197(3), 392-402.
6. Xie Q. S., Chen Z. X., Zhao Y. J., et al (2021). Outcomes of surgery for giant hepatic hemangioma. BMC Surg, 21(1), 186.
7. Akhlaghpoor S., Torkian P., Golzarian J. (2018). Transarterial Bleomycin-Lipiodol Embolization (B/LE) for Symptomatic Giant Hepatic Hemangioma. Cardiovasc Intervent Radiol, 41(11), 1674-1682.
8. Amico A., Mammino L., Palmucci S., et al (2020). Giant hepatic hemangioma case report: When is it time for surgery? Ann Med Surg (Lond), 58, 4-7.