ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG ĐỐT SÓNG CAO TẦN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Trần Thanh Thủy Nhân1,, Phạm Minh Thông2,3, Lê Văn Khảng3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả điều trị, độ an toàn và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp sóng cao tần (RFA).Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu khảo sát 67 u trên 58 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp RFA tại Bệnh viện Bạch mai 2021-2022. Hiệu quả điều trị bước đầu được đánh giá bằng tỉ lệ đáp ứng điều trị hoàn toàn trên phim CHT gan, mật sau 1-3 tháng và 6 tháng điều trị. Kết quả: Có 67 u trên 58 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp RFA qua da. Kích thước u trung bình là 31,2 ± 7,4mm. Tỉ lệ đáp ứng điều trị hoàn toàn sau 3 tháng điều trị chiếm 95.5% và sau 6 tháng là 91.0%. Các khối u kích thước lớn hơn 30mm cần kết hợp điều trị TACE và RFA trong điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Kết luận: Đốt song cao tần là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân HCC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arii S et al (2010), ʺManagement of hepatocellular carcinoma: Report of Consensus Meeting in the 45th Annual Meeting of the Japan Society of Hepatology (2009)ʺ. Hepatol Res, 40(7): pp. 667‐85.
2. Ayav A et al (2010), ʺRadiofrequency ablation of unresectable liver tumors: factors associated with incomplete ablation or local recurrenceʺ. Am J Surg, 200(4): pp. 435‐9.
3. Bruix J, Sherman M (2011), ʺManagement of hepatocellular carcinoma: an updateʺ. Hepatology, 53(3): pp. 1020‐2
4. Goldberg SN et al (2005), ʺImage‐guided tumor ablation: standardization of terminology and reporting criteriaʺ. Radiology, 235(3): pp. 728‐39.
5. Kudo M (2010), ʺRadiofrequency ablation for hepatocellular carcinoma: updated review in 2010ʺ. Oncology, 78 Suppl 1: pp. 113‐24.
6. Lam VW et al (2008), ʺIncomplete ablation after radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma: analysis of risk factors and prognostic factorsʺ. Ann Surg Oncol, 15(3): pp. 782‐90.
7. Lê Lộc (2003). ʺKết quả bước đầu điều trị ung thư gan bằng phương pháp nhiệt cao tần (Radiofrequency Ablation)ʺ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, tr. 226‐ 230.
8. Livraghi T et al (2003), ʺTreatment of focal liver tumors with percutaneous radio‐frequency ablation: complications encountered in a multicenter studyʺ. Radiology, 226(2): pp. 441‐51.