XÂY DỰNG KỊCH BẢN BỆNH NHÂN MÔ PHỎNG TRONG ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VIÊM NSAID ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP TẠI NHÀ THUỐC CỘNG ĐỒNG

Trần Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Ngọc Yến2, Nguyễn Ngọc Khôi1, Nguyễn Như Hồ1,
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến và người bệnh thường tiếp cận nhà thuốc để tự điều trị triệu chứng đau bằng các thuốc giảm đau như nhóm kháng viêm không steroid (NSAID). Mục tiêu: Xây dựng kịch bản bệnh nhân mô phỏng (BNMP) nhằm đánh giá việc thu thập thông tin của dược sĩ tại nhà thuốc cộng đồng để đưa ra quyết định phù hợp về việc sử dụng NSAID trong điều trị triệu chứng thoái hoá khớp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện qua các bước: 1) Xây dựng kịch bản BNMP và bảng kiểm đánh giá thực hành thu thập thông tin của dược sĩ tại nhà thuốc. 2) Thẩm định nội dung 2 lần bởi hội đồng gồm 5 chuyên gia với phiếu đánh giá gồm 55 mục theo 3 mức độ “đồng ý” (tương ứng với 2 điểm), “đồng ý 1 phần” (1 điểm) và “không đồng ý” (0 điểm). Tổng điểm dao động từ 0 đến 110 điểm.  Các vấn đề về từ ngữ và ngữ nghĩa cũng được chuyên gia góp ý điều chỉnh. 3) Thử nghiệm trên 12 nhà thuốc ngẫu nhiên trên địa bàn TPHCM để hoàn chỉnh kịch bản và bộ công cụ khảo sát. Kết quả: Điểm trung bình đánh giá về nội dung của hội đồng là 97,4±6,8 ở lần đầu và tăng lên 108,6 ± 3,1 ở lần đánh giá thứ 2 sau khi đã chỉnh sửa kịch bản và bảng kiểm theo góp ý của hội đồng. Kết quả thử nghiệm cho thấy số lượng thuốc trung bình trong một đơn là 4,3±0,8 với 25% số trường hợp được dùng 2 NSAID trong 1 liều. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng được kịch bản phù hợp với thực tế và đảm bảo nội dung bảng kiểm phù hợp để đánh giá việc dược sĩ thu thập thông tin để ra quyết định sử dụng NSAID trong điều trị triệu chứng thoái hoá khớp tại nhà thuốc. Kết quả này có thể được sử dụng để tiến hành việc khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong thực tế ở quy mô lớn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bolarinwa OA, (2015), "Principles and methods of validity and reliability testing of questionnaires used in social and health science researches", Niger Postgrad Med J, 22 (4), pp. 195-201.
2. Byrne GA, Wood PJ, Spark MJ, (2018), "Non-prescription supply of combination analgesics containing codeine in community pharmacy: A simulated patient study", Research in Social and Administrative Pharmacy, 14 (1), pp. 96-105.
3. Cadet C, Maheu E, (2021), "Non-steroidal anti-inflammatory drugs in the pharmacological management of osteoarthritis in the very old: prescribe or proscribe?", Therapeutic Advances in Musculoskeletal Disease, 13 pp. 1759720X211022149.
4. Cleland JA, Abe K, Rethans JJ, (2009), "The use of simulated patients in medical education: AMEE Guide No 42", Med Teach, 31 (6), pp. 477-486.
5. Gregório J, Cavaco AM, Lapão LV, (2017), "How to best manage time interaction with patients? Community pharmacist workload and service provision analysis", Res Social Adm Pharm, 13 (1), pp. 133-147.
6. Rusu A, Chereches MC, Popa C, Botezatu R, et al, (2022), "Community pharmacist's perspective regarding patient-centred communication in conjunction with pharmaceutical practice: A cross-sectional survey", Saudi Pharmaceutical Journal, pp.1-18.