HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP KÍCH THÍCH DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU XUYÊN SỌ Ở NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Nguyễn Trọng Hiến1,2,3,, Nguyễn Văn Tuấn1,2,3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kích thích dòng điện một chiều xuyên sọ (tDCS) là một kỹ thuật kích thích và điều biến thần kinh không xâm lấn được chỉ định trong nhiều rối loạn tâm thần. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của liệu pháp kích thích dòng điện một chiều xuyên sọ ở người bệnh trầm cảm điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát, tiến cứu, có so sánh với đối chứng, bao gồm 56 người bệnh được chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10 (1992), điều trị nội trú tại khoa Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 08/2021-05/2022 và được chia thành hai nhóm: nhóm can thiệp kết hợp thuốc và tDCS (n=28) và nhóm chứng sử dụng thuốc đơn thuần (n=28). Đánh giá dựa trên lâm sàng và nghiệm pháp Beck (BDI), thang trầm cảm Montgomery-Asberg (MADRS). Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng/lui bệnh của nhóm điều trị kết hợp thuốc và tDCS và nhóm chứng lần lượt sau 1 tuần là 46,4%/17,9% và 7,1%/0%, sau 2 tuần là 71,4%/57,1% và 35,7%/28,6%. Sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Nhóm kết hợp tDCS có sự cải thiện tốt hơn ở nhóm dùng thuốc đơn thuần thể hiện ở tỷ lệ đáp ứng và tỉ lệ lui bệnh cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benjamin J. Sadock, Virginia A. Sadock, Pedro Ruiz. Mood Disorders. Comprehensive textbook of psychiatry. Vol 1: Wolters Kluwer; 2017.
2. Smith K. Mental health: a world of depression. Nature. Nov 13 2014. 515(7526):181. doi:10.1038/515180a.
3. Kessler RC, Bromet EJ. The epidemiology of depression across cultures. Annual review of public health. 2013. 34:119-138. doi:10.1146/annurev-publhealth-031912-114409.
4. Van de Velde S, Bracke P, Levecque K. Gender differences in depression in 23 European countries. Cross-national variation in the gender gap in depression. Social science & medicine (1982). 07/01 2010. 71:305-313. doi:10.1016/j.socscimed.2010.03.035.
5. Salehinejad MA, Ghanavai E, Rostami R, Nejati V. Cognitive control dysfunction in emotion dysregulation and psychopathology of major depression (MD): Evidence from transcranial brain stimulation of the dorsolateral prefrontal cortex (DLPFC). Journal of affective disorders. 2017/03/01/ 2017. 210:241-248. doi:https://doi.org/10.1016/j.jad.2016.12.036.
6. Brunoni AR, Valiengo L, Baccaro A, et al. The Sertraline vs Electrical Current Therapy for Treating Depression Clinical Study: Results From a Factorial, Randomized, Controlled Trial. JAMA psychiatry. 2013. 70(4):383-391. doi:10.1001/ 2013.jamapsychiatry.32 %J JAMA Psychiatry.
7. Bareš M, Brunovsky M, Stopkova P, Hejzlar M, Novak T. Transcranial Direct-Current Stimulation (tDCS) Versus Venlafaxine ER In The Treatment Of Depression: A Randomized, Double-Blind, Single-Center Study With Open-Label, Follow-Up. Neuropsychiatric Disease and Treatment. 10/01 2019. Volume 15:3003-3014. doi:10.2147/NDT.S226577.
8. Brunoni AR, Moffa AH, Sampaio-Junior B, et al. Trial of Electrical Direct-Current Therapy versus Escitalopram for Depression. New England Journal of Medicine. 2017/06/29 2017. 376(26): 2523-2533. doi:10.1056/NEJMoa1612999.
9. Razza LB, Palumbo P, Moffa AH, et al. A systematic review and meta-analysis on the effects of transcranial direct current stimulation in depressive episodes. 2020. 37(7):594-608. doi:https://doi.org/10.1002/da.23004.