ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN HÓA CHẤT ĐỘNG MẠCH GAN (HAIC)

Nguyễn Thái Hưng1,2,, Vũ Lê Minh2, Bùi Văn Giang1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị UTBMTBG giai đoạn tiến triển bằng phương pháp truyền hóa chất động mạch gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu có theo dõi dọc 12 bệnh nhân (BN) có chẩn đoán UTBMTBG trong thời gian từ 6/2019 đến tháng 9/2022 được điều trị bằng phương pháp truyền hóa chất động mạch gan. Sau các thời điểm 1 tháng và 3 tháng BN được khám lại đánh giá lâm sàng, làm xét nghiệm chỉ điểm u và chụp lại cắt lớp vi tính (CLVT) gan mật có tiêm thuốc cản quang. Ghi nhận hình ảnh về đường kính khối u, tính chất ngấm thuốc trước và sau các thời điểm trong đánh giá đáp ứng điều trị theo tiêu chuẩn đáp ứng với khối u đặc (modified Response Evaluation Criteria in Solid Tumor -mRECIST). Theo dõi thời gian sống thêm của nhóm BN trên 3 tháng. Kết quả: 12 bệnh nhân (10 nam, 2 nữ) với tuổi trung bình 54,5±14,3 tuổi (từ 31 tuổi đến 76 tuổi), đường kính khối u trung bình là 87±35mm , trung vị của giá trị chỉ điểm u AFP là 3351 ng/ml. Ngay sau đặt buồng, có 1 bệnh nhân biến chứng tắc sonde, 1 bệnh nhân có nhiễm trùng vị trí đặt buồng. Sau thời điểm can thiệp, điều trị với phác đồ Low dose FP 1 tháng có 12 BN khám lại, mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến triển trên mRECIST là 0%, 16,7%, 50%, 33,3%, có 1 BN xuất hiện suy gan, dừng điều trị. Thời điểm trên 3 tháng có 8 BN khám lại, mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến triển theo mRECIST là 0%, 25%, 50%, 25%. Sau điều trị, các chỉ điểm u giảm không có ý nghĩa thống kê. Có 8 BN thời gian theo dõi trên 3 tháng, trong đó có 3 BN còn sống và tiếp tục điều trị. Kết luận: Truyền hóa chất động mạch gan là phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn, đặc biệt đối với giai đoạn tiến triển xâm lấn tại chỗ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cancer today. Accessed June 8, 2021. http://gco.iarc.fr/today/home
2. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB, et al. Diagnosis, Staging, and Management of Hepatocellular Carcinoma: 2018 Practice Guidance by the American Association for the Study of Liver Diseases: Marrero et al. Hepatology. 2018;68(2):723-750. doi:10.1002/hep.29913
3. Ando E, Tanaka M, Yamashita F, et al. Hepatic arterial infusion chemotherapy for advanced hepatocellular carcinoma with portal vein tumor thrombosis. Cancer. 2002;95(3):588-595. doi:10.1002/cncr.10694
4. Lai Y-C, Shih C-Y, Jeng C-M, et al. Hepatic arterial infusion chemotherapy for hepatocellular carcinoma with tumor thrombosis of the portal vein tumor thrombosis. World J Gastroenterol WJG. 2003; 9(12):2666-2670. doi:10.3748/ wjg. v9.i12.2666
5. Baek YH, Kim KT, Lee SW, et al. Efficacy of hepatic arterial infusion chemotherapy in advanced hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol WJG. 2012;18(26): 3426-3434. doi: 10.3748/wjg. v18.i26.3426