ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM CƠ HOÀNH TRONG TIÊN LƯỢNG CAI THỞ MÁY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của siêu âm cơ hoành trong tiên lượng cai thở máy. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được cai thở máy có chỉ định rút ống nội khí quản tại Trung tâm hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn, đủ tiêu chuẩn cai máy, thử nghiệm thở tự nhiên thành công có chỉ định rút ống nội khí quản. Các thông số thông khí phút (MV), tần số thở, chỉ số thở nhanh nông (RBSI) trên máy thở được lấy khi bệnh nhân thở máy theo phương thức thở PSV, siêu âm cơ hoành tiến hành ngay trước khi rút ống khi bệnh nhân tự thở T-tube qua nội khí quản. Kết quả: tỉ lệ cai máy thở thành công là 73,3% (n = 33), thất bại là 26,7% (n = 12), 18 bệnh nhân có rối loạn cơ hoành (40%) và 27 bệnh nhân không rối loạn cơ hoành (60%), hành trình cơ hoành (DEN) và tỉ lệ dày lên cơ hoành (DTF%) hai bên là không khác nhau ở hai nhóm rút ống thành công và rút ống thất bại. Trong nhóm có rối loạn cơ hoành, DEN phải ở nhóm rút ống thất bại là thấp hơn nhóm rút ống thành công với cut-off < 0,48cm cho độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 60%, diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,86. Kết luận: Siêu âm cơ hoành không có giá trị tiên lượng rút ống khí quản ở tất cả các bệnh nhân. Bệnh nhân có rối loạn cơ hoành DEN phải < 0,48 cm tiên lượng rút ống nội khí quản thất bại, DEN phải > 1cm tiên lượng rút ống nội khí quản thành công ở bệnh nhân ho khạc tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm cơ hoành, hành trình cơ hoành, tỉ lệ dày lên cơ hoành, cai máy thở, rút ống nội khí quản
Tài liệu tham khảo
2. Đinh Thị Thu Hương. Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi thở máy. Tạp chí y học Việt Nam. 2019. http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/fa47f2a6-06bc-42e9-abed-c928ac36bbdc/2020/ 10/28/202008311457-e9ebcdea-5a46-424c-beaa-e0423708b0f4/FullPreview&TotalPage=18&ext=jpg#page/2/mode/2up. Accessed September 12, 2022.
3. Powers SK, Wiggs MP, Sollanek KJ, Smuder AJ. Ventilator-induced diaphragm dysfunction: cause and effect. Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol. 2013;305(5):R464-477. doi:10.1152/ ajpregu.00231.2013
4. Braun SR. Respiratory Rate and Pattern. In: Walker HK, Hall WD, Hurst JW, eds. Clinical Methods: The History, Physical, and Laboratory Examinations. 3rd ed. Boston: Butterworths; 1990. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ books/NBK365/. Accessed September 12, 2022.
5. Heunks LM, van der Hoeven JG. Clinical review: The ABC of weaning failure - a structured approach. Crit Care. 2010;14(6):245. doi:10.1186/cc9296
6. Blumhof S, Wheeler D, Thomas K, McCool FD, Mora J. Change in Diaphragmatic Thickness During the Respiratory Cycle Predicts Extubation Success at Various Levels of Pressure Support Ventilation. Lung. 2016;194(4):519-525. doi:10.1007/s00408-016-9911-2
7. Ali E, Mohamad A. Diaphragm ultrasound as a new functional and morphological index of outcome, prognosis and discontinuation from mechanical ventilation in critically ill patients and evaluating the possible protective indices against VIDD. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis. 2016;66. doi:10.1016/ j.ejcdt.2016.10.006
8. Ali E, Mohamad A. Diaphragm ultrasound as a new functional and morphological index of outcome, prognosis and discontinuation from mechanical ventilation in critically ill patients and evaluating the possible protective indices against VIDD. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis. 2016;66. doi:10.1016/j.ejcdt.2016.10.006