MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN SAU ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN CÓ SỬ DỤNG PHÂN LOẠI LI-RADS V.2018

Đào Duy Tùng1,2,, Bùi Văn Giang1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ung thư biểu mô tế bào gan sau đốt nhiệt sóng cao tần có sử dụng phân loại LI-RADS v.2018..Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 34 bệnh nhân với 37 tổn thương ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng đốt sóng cao tần tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện K từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2022. Tiến hành phân tích hình ảnh tổn thương sau điều trị trên các đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ theo phân loại LI-RADS v.2018. Kết quả: Trong 37 tổn thương theo dõi, 33 tổn thương được phân loại LR-TR không còn u và 2 tổn thương phân loại LR-TR còn u có sự đồng thuận của cả hai người đọc. Trong khi đó có 2 tổn thương được phân loại LR-TR nghi ngờ bởi 1 trong 2 người đọc, với 1 tổn thương tồn dư/ tái phát thực sự, và 1 tổn thương sau đó được khẳng định hoại tử hoàn toàn. Các trường hợp tổn thương tồn dư/tái phát biểu hiện dạng hình thái nốt ngấm thuốc thì động mạch tại bờ của diện đốt. Với giá trị ADC trung bình tổn thương tái phát là 0,81 x 10-3 mm2, có sự khác biệt với giá trị ADC trung bình vùng đốt và ADC trung bình nhu mô gan, khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mann-Whitney test, p < 0,05). Kết luận: Đánh giá cộng hưởng từ kết hợp các chuỗi xung có bổ sung chuỗi xung khuếch tán và động học cản quang xóa nền theo phân loại LI-RADS 2018 có hiệu quả và đồng thuận cao trong đánh giá tổn thương ung thư biểu mô tế bào gan sau đốt sóng cao tần, trong đó dấu hiệu có thành phần ngấm thuốc thì động mạch ở ngoại vi tổn thương là dấu hiệu quan trọng. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị ADC của tổn thương tồn dư/tái phát với giá trị ADC của nhu mô gan và giá trị ADC vùng đốt, gợi ý có thể sử dụng giá trị ADC như một chỉ số định lượng không xâm lấn có ý nghĩa trong chẩn đoán tái phát sau đốt nhiệt sóng cao tần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on Cancer (IARC). Global Cancer Observatory—World fact sheets. https://gco.iarc.fr/ today/data/ actsheets/cancers/11-Liver-fact-sheet.pdf
2. International Agency for Research on Cancer (IARC). Global Cancer Observatory—Vietnam Population fact sheets. http://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf.
3. Forner A, Reig M, Bruix J. Hepatocellular carcinoma. The Lancet. 2018;391. doi:10.1016/S0140-6736(18)30010-2
4. Kierans AS, Elazzazi M, Braga L, et al. Thermoablative Treatments for Malignant Liver Lesions: 10-Year Experience of MRI Appearances of Treatment Response. American Journal of Roentgenology. 2010;194(2):523-529. doi:10.2214/AJR.09.2621
5. Chaudhry M, McGinty KA, Mervak B, et al. The LI-RADS Version 2018 MRI Treatment Response Algorithm: Evaluation of Ablated Hepatocellular Carcinoma. Radiology. 2020;294(2):320-326. doi:10.1148/radiol.2019191581
6. Schraml C, Schwenzer NF, Clasen S, et al. Navigator respiratory-triggered diffusion-weighted imaging in the follow-up after hepatic radiofrequency ablation-initial results. J Magn Reson Imaging. 2009;29(6):1308-1316. doi:10.1002/jmri.21770