NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ TƯƠNG HỢP THẤT TRÁI - ĐỘNG MẠCH VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Đinh Đức Hoài 1,, Phạm Vũ Thu Hà1, Nguyễn Văn Tuấn1, Lương Công Thức1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số tương hợp thất trái – động mạch với một số chỉ số siêu âm tim ở bệnh nhân NMCT cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân NMCT cấp tại Trung tâm Tim mạch- Bệnh viện Quân Y 103 từ 12/2021- 08/2022. Chỉ số tương hợp thất trái – động mạch (VAC) được xác định bằng tỉ số Ea và Ees. Ea (độ đàn hồi động mạch) được tính từ thể tích tống máu (SV) và huyết áp tâm thu. Ees (độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu) tính theo phương pháp đơn nhịp của Chen C.H. và cộng sự, sử dụng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, SV và tNd - tỷ lệ thời gian tiền tống máu trên tổng thời gian tâm thu. Kết quả: Giá trị Ea, Ees, VAC trung bình lần lượt là: 2.0 ± 0.71 mmHg/ml, 3.24 ± 1.39 mmHg/ml và 0.75 ± 0.46. VAC ở nhóm LVDd ≥ 50 mm cao hơn so với nhóm LVDd < 50 mm (tương ứng: 0.92 ± 0.52 với 0.64 ± 0.39) (p < 0.05). VAC ở nhóm LVDs ≥ 35 mm cao hơn so với nhóm LVDs < 35 mm (tương ứng: 0.98 ± 0.52 với 0.61 ± 0.37) (p < 0.05). VAC ở nhóm EF ≥ 50% thấp hơn so với nhóm EF < 50% (tương ứng: 0.63 ± 0.38 với 0.94 ± 0.52) (p < 0,05). VAC có tương quan thuận với LVDd/LVDs (r tương ứng 0.50 và 0.37) và có tương quan nghịch với EF (r = -0.40) (p < 0,01). Kết luận: Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, VAC tăng khi buồng thất trái giãn và giảm chức năng thất trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thùy Dương, Lương Công Thức, Nguyễn Oanh Oanh (2022), "Nghiên cứu chỉ số tương hợp thất trái - động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát", Tạp chí y dược lâm sàng 108. 16(4), tr. 159-166.
2. Agata M., Andrzej M., Tomasz K. et al (2016), "Prognosis after acute coronary syndrome in relation with ventricular–arterial coupling and left ventricular strain", International Jounal of Cardiology. 220, tr. 343-348.
3. Antohi E.L., Chioncel O., Mihaileanu S. et al (2022), "Overcoming the limits of ejection fraction and ventricular-arterial coupling in heart failure", 8.
4. Chen C.H., Fetics B., Nevo E. et al (2001), "Noninvasive single-Beat determination of left ventricular end-systolic elastance in humans", J Am Coll Cardiol. 38(7), tr. 2028-2034.
5. Chirinos J. A. (2013), "Ventricular-arterial coupling: Invasive and noninvasive assessment", Artery Res. 7(1), tr. 2-14.
6. Mark A. L., David E. H., Deepak K. G. et al (2021), "Modification of ventriculo–arterial coupling by spironolactone in nonischemic dilated cardiomyopathy", Esc Heart Failure. 8, tr. 1156-1166.
7. Xiaoyang Z., Jianneng P., Yang W. et al (2021), "Left ventricular-arterial coupling as a predictor of stroke volume response to norepinephrine in septic shock – a prospective cohort study", BMC Anesthesiology. 21(56), tr. 117-134.