MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÙNG DÂN TỘC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2018

Nguyễn Song Tú1,, Hoàng Văn Phương2, Đồng Thúy Lê3
1 Viện Dinh Dưỡng Quốc gia
2 Cục y tế dự phòng- Bộ Y tế
3 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ giai đoạn vị thành niên rất quan trọng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 4.069 trẻ tại 11 trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Điện Biên năm 2018 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ 11 – 14 tuổi. Kết quả cho thấy kinh tế hộ gia đình nghèo và cận nghèo, trẻ  chưa dậy thì, hoặc dân tộc H’mông là yếu tố tăng nguy cơ SDD thấp còi so với trẻ thuộc gia đình kinh tế bình thường, đã dậy thì, dân tộc khác. Vì vậy, cần có giải pháp tổng thể, lâu dài can thiệp dinh dưỡng cùng với việc cải thiện tình trạng kinh tế xã hội, hoàn cảnh gia đình. Ưu tiên can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ là người dân tộc đặc biệt là dân tộc H’mông. Đồng thời, cần trú trọng đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ học đường vùng dân tộc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global burden of disease pediatrics collaboration. Global and national burden of diseases and injuries among children and adolescents between 1990 and 2013. JAMA Pediatr, 2016. 170(3): 267–287.
2. Khara T, Mates E. Adolescent nutrition: policy and programming in SUN+ countries. Save the Children, London. Accessed March 10, 2017.
3. Yoko H, Kaoru K et al. Urban-rural differences in nutritional status and dietary intakes of school-aged children in Cambodia. Nutrients. 11(1):14. 2018.
4. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc và một vài yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi thuộc trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Yên Bái, năm 2017. Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài cấp Viện, Viện Dinh dưỡng, 2019.
5. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc và một vài yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi thuộc trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Kon Tum, năm 2018. Báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học cấp Viện, Viện Dinh dưỡng 2020.
6. Yohanes SK, Hilde B. Women's empowerment and gender inequality in adolescent nutritional status: evidence from the indonesian family life survey. J Biosoc Sci. 50(5):640-665. 2018.
7. Wafaa YAW, Safaa KH et al. Malnutrition and its associated factors among rural school children in Fayoum Governorate, Egypt. Journal of Environmental and Public health. 2017: 1-9.
8. Srivastava S, Mahmood SE et al. Nutritional status of school-age children - A scenario of urban slums in India. Archives of Public health, 2012: 70-8.
9. Kidanemaryam B, Gebrehiwot G, Alem G et al. Prevalence and associated factors of adolescent undernutrition in Ethiopia: a systematic review and meta-analysis. BMC Nutr; 5:49. 2019.