NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CÓ SỎI THẬN TÁI PHÁT

Nguyễn Minh An 1,, Bùi Hoàng Thảo2
1 Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bênh nhân có sỏi thận tái phát được điều trị bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Triệu chứng lâm sàng chính khi vào viện: 97,3% bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng. Đái máu chiếm 17,3%; cơn đau quặn thận chiếm 6,7%; Vị trí sỏi trên chẩn đoán hình ảnh: sỏi thận phức hợp chiếm 22,7%, sỏi bể thận đơn thuần chiếm 34,7%, Sỏi đài trên chiếm 16,0%, đài dưới chiếm 13,3%, đài giữa chiếm 13,3%; Kích thước sỏi trên chẩn đoán hình ảnh: Kích thước trung bình của sỏi trên chẩn đoán hình ảnh là 24,9 ± 9,6mm, bé nhất là 11 mm và to nhất là 57 mm; Số lượng sỏi trên chẩn đoán hình ảnh: 13/75 bệnh nhân (chiếm 13,7%) có 1 viên sỏi, có 45/75 bệnh nhân (chiếm 60,0%) có từ ba viên sỏi trở lên; Diện tích bề mặt sỏi: Diện tích bề mặt sỏi trung bình là 275,7 ± 47,3 mm2, nhỏ nhất là 43 mm2, lớn nhất là 619 mm2; Mức độ giãn của đài bể thận trên chụp cắt lớp vi tính: đài bể thận không giãn chiếm 16,0%, giãn độ I chiếm 41,3%, giãn độ II chiếm 29,3%, giãn độ III chiếm 10,7%, Giãn độ IV chiếm 2,7%; Kết quả xét nghiệm công thức máu: số lượng hồng cầu trung bình 4,7  ± 0,5 T/l, Thấp nhất là 3,2 T/l và cao nhất là 6,0 T/l.  Tỷ lệ Hematocrit là 42,9 ± 6,5 % và Hemoglobin là 142,5 ± 15,6 g/l. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý sỏi thận tái phát (chiếm 97,3%). Kích thước sỏi trung bình là 24,9 ± 9,6mm, giãn thận đội I chiếm tỷ lệ cao nhất 41,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có > 3 viên sỏi là chiếm 60,0

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Bắc (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ở bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi thận cùng bên. Luận văn thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Đình Nguyên Đức (2014), “Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái phát”, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 4, 111-118.
3. Nguyễn Đình Xướng, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Tuấn Vinh (2008), “So sánh hiệu quả và các biến chứng giữa bệnh nhân mổ lần dầu và bệnh nhân có tiền căn mổ hở lấy sỏi thận trong phương pháp lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Bình Dân”, Y học TP. Hồ Chí Minh,phụ bản số 1, trang 1-12.
4. Hossain F, Rassell M, Rahman S, Ahmed T, Alim MA (2016) "Outcome Of Percutaneous Nephrolithotomy In Patients With History Of Open Renal Surgery - A Comparative Study With PCNL In Primary Patients", Bangladesh Med J. 2016 Jan; 45 (1)
5. Tiselius H.G. Andersson A. (2003), Stone burden in a average Swedish population of stone formers requiring active stone removal: how can the stone size be estimated in the clinical routine?, European Urology, 43(3) 275- 281
6. Beetz R, Bokenkamp A, Brandis M, et al (2001). Diagnosis of congenital dilatation of the urinary tract. Consensus group of the Pediatric Nephrology working society in cooperation with the pediatric urology working group of the german society of urology and with the pediatric urology working society in the Germany society of pediatric surgery. Urologe A, 40, 495-507.
7. Hồ Trường Thắng (2015), Đánh giá hiệu quả phướng pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội
8. Mohamed F Abdelhafez (2013) "Residual Stones After Percutaneous Nephrolithotomy ", Med Surg Urol 2013