XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH SỬ DỤNG OPIOID NGOẠI TRÚ

Nguyễn Thị Ngọc Yến1, Trần Thị Thu Hiền2, Nguyễn Ngọc Khôi, Nguyễn Như Hồ3,
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đại học Y dược THành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đau là một trong những triệu chứng thường gặp và cần chỉ định opioid dài hạn. Bệnh nhân cần có kiến thức về opioid và tuân thủ điều trị để đạt hiệu quả mong muốn. Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid trên bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành qua 5 giai đoạn: (1) Tổng quan y văn, dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để xây dựng bộ câu hỏi sơ bộ; (2) Hoàn chỉnh bộ câu hỏi thử nghiệm thông qua góp ý và đánh giá 2 lần của hội đồng chuyên gia; (3) Đánh giá mức độ rõ ràng và dễ hiểu của bộ câu hỏi trên 10 bệnh nhân; (4) Thẩm định tính nhất quán của bộ câu hỏi thông qua khảo sát trên 20 bệnh nhân. Thang đo đạt tính nhất quán khi hệ số Cronbach’s alpha ≥ 0,7. Tính giá trị nội dung (content validity) dựa trên ý kiến đánh giá lần thứ 2 của hội đồng chuyên gia; (5) Hoàn chỉnh bộ câu hỏi. Kết quả: Về mặt nội dung, tất cả câu hỏi đều đạt điểm đánh giá tuyệt đối ở lần 2 bởi Hội đồng chuyên gia. Điểm trung bình đánh giá cho tiêu chí về từ ngữ và ngữ nghĩa là 0,96 ± 0,05. Điểm Cronbach’s alpha của các nội dung trong bộ câu hỏi đều trên 0,7. Kết luận: Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid được đánh giá đạt độ tin cậy để tiến hành trên bệnh nhân ung thư đang điều trị opioid ngoại trú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, (2022), "Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ", Quyết định 183/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
2. Bolarinwa O A, (2015), "Principles and methods of validity and reliability testing of questionnaires used in social and health science researches", Niger Postgrad Med J, 22 (4), pp. 195-201.
3. GLOBOCAN. Cancer Today. 2020 [cited 2022 06]; Available from: https://gco.iarc.fr/.
4. Nguyen L M, Rhondali W, De la Cruz M, Hui D, et al, (2013), "Frequency and predictors of patient deviation from prescribed opioids and barriers to opioid pain management in patients with advanced cancer", J Pain Symptom Manage, 45 (3), pp. 506-516.
5. Reddy A, de la Cruz M, (2019), "Safe Opioid Use, Storage, and Disposal Strategies in Cancer Pain Management", Oncologist, 24 (11), pp. 1410-1415.
6. Vargas-Schaffer G, Cogan J, (2018), "Attitudes Toward Opioids and Risk of Misuse/Abuse in Patients with Chronic Noncancer Pain Receiving Long-term Opioid Therapy", Pain Med, 19 (2), pp. 319-327.
7. WHO. Opioid overdose. 2020 [cited 2022 06]; Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/opioid-overdose.
8. WHO. Process of translation and adaptation of instruments. 2009; [cited 2022 06];Available from: https://www.who.int/ substance_abuse/research_tools/translation/en/