ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT KÉM TẠI KHOA NỘI TIẾT – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Lan Hương1, Nguyễn Quang Bảy1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính có nhiều biến chứng nguy hiểm. Kiểm soát đường huyết kém làm xuất hiện sớm cũng như làm nặng thêm các biến chứng, đặc biệt là các biến chứng vi mạch. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kiểm soát đường huyết kém (HbA1C ≥ 8%) tại Khoa Nội tiết – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 122 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường type 2 ít nhất 3 tháng và lần này vào điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai, có xét nghiệm HbA1C ≥ 8,0% từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: Trên tổng số 122 bệnh nhân có HbA1C ≥ 8%, tỷ lệ tuổi > 65 tuổi chiếm 54.1%. Trong đó, có thừa cân, béo phì chiếm 50.4%. Tỷ lệ đồng mắc cả 2 bệnh tăng huyết áp và rối loạn lipid máu chiếm 79.6% trong nhóm HbA1C 8-10, cao hơn so với 60.3% ở nhóm HbA1C >10, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, (p= 0.038). Tỷ lệ hạ đường huyết cao (60%), trong đó có 15% trường hợp hạ đường huyết nặng phải điều trị cấp cứu. Các yếu tố: chỉ số khối cơ thể cao (OR: 0.080, KTC 95%: 0.013- 0.484, p= 0.006) và tuân thủ điều trị kém (OR: 0.193, KTC 95%: 0.041- 0.901, p= 0.036), có liên quan với biến chứng vi mạch có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Đa số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kiểm soát kém là những người có nhiều bệnh lý đi kèm, tỷ lệ biến chứng cao và nguyên nhân sơ bộ có thể là do thừa cân béo phì và tuân thủ điều trị kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sun H, Saeedi P, Karuranga S, et al. IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045. Diabetes Res Clin Pract. 2022;183. doi:10.1016/j.diabres.2021.109119
2. Glasgow RE, Ruggiero L, Eakin EG, Dryfoos J, Chobanian L. Quality of life and associated characteristics in a large national sample of adults with diabetes. Diabetes Care. 1997;20(4):562-567. doi:10.2337/diacare.20.4.562
3. Stumvoll M, Goldstein BJ, van Haeften TW. Type 2 diabetes: principles of pathogenesis and therapy. Lancet Lond Engl. 2005;365(9467):1333-1346. doi:10.1016/S0140-6736(05)61032-X
4. Forouhi NG, Wareham NJ. Epidemiology of diabetes. Medicine (Baltimore). 2019;47(1):22-27. doi:10.1016/j.mpmed.2018.10.004
5. IDF DIABETES ATLAS. thứ 10. Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế; 2021.
6. Vinagre I, Mata-Cases M, Hermosilla E, et al. Control of Glycemia and Cardiovascular Risk Factors in Patients With Type 2 Diabetes in Primary Care in Catalonia (Spain). Diabetes Care. 2012;35(4):774-779. doi:10.2337/dc11-1679
7. Mata-Cases M, Rodríguez-Sánchez B, Mauricio D, et al. The Association Between Poor Glycemic Control and Health Care Costs in People With Diabetes: A Population-Based Study. Diabetes Care. 2020;43(4):751-758. doi:10.2337/ dc19-0573