KẾT QUẢ CHỨC NĂNG SAU CẮT ĐOẠN XƯƠNG MANG BƯỚU VÀ GHÉP CHỎM XƯƠNG MÁC TỰ THÂN KHÔNG CÓ CUỐNG MẠCH MÁU KÈM TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUAY TRỤ DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐẠI BÀO ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY

Văn Hiến Nguyễn 1,, Chí Dũng Lê 1, Thế Hòa Diệp 1, Long Vân Đoàn 1, Văn Thọ Lê 1
1 Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình, Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chức năng và các biến chứng trong và sau khi phẫu thuật điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay (BĐBĐDXQ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng với cỡ mẫu 50 bệnh nhân (≥18 tuổi) bị BĐBĐDXQ được phẫu thuật cắt đoạn xương mang bướu, ghép chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch, kèm tái tạo dây chằng khớp quay trụ dưới (DCKQTD) bằng gân cơ gan tay dài tại Khoa Bệnh học Cơ Xương khớp, BV Chấn Thương Chỉnh hình TpHCM từ 1/2010-6/2020. Kết quả: Thời gian theo dõi sau phẫu thuật là 51,9 ± 27,9 tháng. Kết quả đo tầm độ khớp có trung bình gập là 25,90, duỗi là 49,70, nghiêng quay 12,80, nghiêng trụ 29,7sấp 52,30, ngửa 68,40. Sức cầm nắm của tay bị bướu so với tay lành cùng bên có tỉ lệ trung bình là 70%, so với tay cùng bên không bệnh là 69,9%. Sau phẫu thuật các bệnh nhân đều có chức năng chi tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ lần lượt là 82% và 16%. Tất cả bệnh nhân đều lành xương ghép với thời gian trung bình là 7,2 tháng và 100% đều không mất vững khớp gối ngoài, khớp quay cổ tay và khớp quay trụ dưới. Tuy nhiên, có 14% sau phẫu thuật có biến chứng gãy xương và 6% thoái hóa khớp độ 3. Kết luận: bệnh nhân sau điều trị BĐBĐDXQ có kết quả về chức năng tốt. Tuy nhiên, có một số trường hợp có biến chứng gãy xương và thoái hóa khớp sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Chí Dũng (2003) Bướu xương: Lâm sàng- Hình ảnh Y học- Giải phẫu bệnh và Điều trị,, Nhà xuất bản Y học- chi nhánh Tp.HCM, tr. 1-392.
2. Đoàn Long Vân, Lê Chí Dũng, Nguyễn Văn Thắng (1998) "Điều trị bướu đại bào xương đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, TT.CTCH Sở Y tế TP.HCM, tr.1-9.
3. Chadha M, Arora SS, et al (2010) "Autogenous non-vascularized Wbula for treatment of giant cell tumor of distal end radius". Arch Orthop Trauma Surg, 130, 1467-1473.
4. Chung DW, Han CS, Lee JH, Lee SG (2012) "Outcomes of wrist arthroplasty using a fre vascularized fibular head graft for enneking stage ii giant cell tumors of the distal radius". Microsurgery, doi 10.1002/micr, pp.1-7.
5. Draganich LF, Nicholas RW, Shusther JK, Sathy MR, Chang AF, Simon MA (1991) "The effects of resection of the proximal part of the fibula on stability of the knee and on gait". J Bone Joint Surg Am, 73A(4), 575-83.
6. Hsu RWW, Wood MB, Sim FH, Chao EYS (1997) "Free vascularised fibular grafting for reconstruction after tumour resection". The Journal of Bone and Joint Surgery, vol. 79-b, no. 1
7. Palmer AK, Dobyns JH, Linscheid RL, - Elsevier (1978) "Management of post-traumatic instability of the wrist secondary to ligament rupture". The Journal of hand surgery, Volume 3, Issue 6, Pages 507-532.
8. Vander Griend RA, Funerburk CH (1993) "The treatment of giant cell tumors of the distal part of the radius". JBJS, 75A(6), 899- 908.