NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ MỠ NỘI TẠNG VAI Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số VAI (Visceral Adiposity Index) và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và 30 người được chụp động mạch vành bình thường, tham gia nghiên cứu từ 12/ 2021 đến 9/ 2022. Tính chỉ số mỡ nội tạng VAI theo công thức dựa trên đo nhân trắc và kết quả xét nghiệm. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BTTMCBMT là 67,30 ± 10,48, nhóm không BTTMCBMT là 64,7 ± 10,08. Giá trị trung vị của VAI ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính lần lượt là 3,56 (1,9 - 5,42) cao hơn so với nhóm chứng 2,21 (1,7 - 3,57). Giá trị trung vị của VAI của nữ 4,6 (2,75 - 8,61) cao hơn so với nam 3,01 (1,83 - 4,57) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong nhóm BTTMCB mạn tính, giữa nhóm có và không có đái tháo đường, chỉ số VAI khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa chỉ số VAI giữa các mức độ đau ngực theo phân độ CCS, giữa 2 nhóm suy tim và không suy tim. Kết luận: VAI ở BN BTTMCBMT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. VAI có mối liên quan với giới, với tình trạng có đái tháo đường hay không có đái tháo đường. Chưa nhận thấy mối liên quan giữa VAI với tình trạng đau ngực và suy tim.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉ số mỡ nội tạng, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Vũ Thu Hà, “Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da” Luận án tiến sĩ y học, 2021.
3. Perk, J., et al., European Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice (version 2012). The Fifth Joint Task Force of the European Society of Cardiology and Other Societies on Cardiovascular Disease Prevention in Clinical Practice (constituted by representatives of nine societies and by invited experts). Eur Heart J, 2012. 33(13): p. 1635-701.
4. Amato, M.C., et al., Visceral Adiposity Index: a reliable indicator of visceral fat function associated with cardiometabolic risk. Diabetes Care, 2010. 33(4): p. 920-2.
5. Han, L., et al., Visceral adiposity index score indicated the severity of coronary heart disease in Chinese adults. Diabetology & metabolic syndrome, 2014. 6(1): p. 143-143.
6. Mahalle, N., et al., Study of pattern of dyslipidemia and its correlation with cardiovascular risk factors in patients with proven coronary artery disease. Indian J Endocrinol Metab, 2014. 18(1): p. 48-55.
7. Mahalle, N., et al., Association of metabolic syndrome with severity of coronary artery disease. Indian J Endocrinol Metab, 2014. 18(5): p. 708-14.