NHẬN XÉT DUNG TÍCH TOÀN PHỔI Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Trần Quang Hưng1,, Đoàn Thị Phương Lan2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả đo dung tích toàn phổi của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 211 bệnh nhân có chẩn đoán xác định là COPD theo GOLD 2020 được điều trị ngoại trú tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 08/2021 đến tháng 08/2022 và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được khai thác tiền sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng và đo phế thân ký để ghi nhận các chỉ số nghiên cứu. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình 70,12 ± 7,99 tuổi; tỷ lệ nam/ nữ = 25/1; 94,2% bệnh nhân có hút thuốc, lượng thuốc hút trung bình là 23,27 ± 13,31 bao x năm; 83,4% bệnh nhân có bệnh đồng mắc, hay gặp nhất là tăng huyết áp (43,6%); triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là khó thở (98,1%), ho (92,9%), khạc đờm (72,3%); 19,9% có trầm cảm; triệu chứng thực thể hay gặp nhất là rì rào phế nang giảm hoặc mất (91,5%), gõ lồng ngực vang (71,6%), lồng ngực hình thùng (49,3%); 43,2% có bất thường trên điện tim, bất thường hay gặp nhất là dày nhĩ phải (16,1%); 86,4% tăng áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim, ở mức nhẹ hoặc vừa; 78,6% có giãn phế nang trên X-quang ngực, 62,8% có khí phế thũng trên cắt lớp vi tính ngực trong đó hay gặp nhất là thể trung tâm tiểu thùy; FEV1 trung bình là 45,35 ± 16,76%, FVC trung bình là 75,25 ± 21,67%, Gaensler trung bình là 45,05 ± 9,6; TLC trung bình là 124,15 ± 35,43%, RV trung bình là 180,88 ± 95,9%, FRC trung bình là 161,67 ± 66,74%, RV/TLC trung bình là 138,74 ± 39,98%. Tỷ lệ TLC, RV, FRC, RV/TLC ≥ 120% lần lượt là 47,4%, 74,4%, 70,6%, 67,3%; TLC có mối tương quan tuyến tính đơn biến với các yếu tố hút thuốc, mMRC, lồng ngực hình thùng, rale rít ngáy, rì rào phế nang giảm hoặc mất, giãn phế nang trên X-quang, khí phế thũng trên cắt lớp vi tính; trong phân tính tương quan tuyến tính đa biến, lồng ngực hình thùng là yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đoán về sự tăng TLC. Kết luận: Tỷ lệ TLC, RV, FRC, RV/TLC ≥ 120% lần lượt là 47,4%, 74,4%, 70,6%, 67,3%. TLC có mối tương quan tuyến tính đơn biến với các yếu tố hút thuốc, mMRC, lồng ngực hình thùng, rale rít ngáy, rì rào phế nang giảm hoặc mất, giãn phế nang trên X-quang, khí phế thũng trên cắt lớp vi tính. Lồng ngực hình thùng là yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đoán về sự tăng TLC

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vos T, Flaxman AD, Naghavi M, et al. Years lived with disability (YLDs) for 1160 sequelae of 289 diseases and injuries 1990–2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. The Lancet. 2012;380(9859):2163-2196. doi:10.1016/S0140-6736(12)61729-2
2. López-Campos JL, Tan W, Soriano JB. Global burden of COPD. Respirology. 2016;21(1):14-23. doi:10.1111/resp.12660
3. Mathers CD, Loncar D. Projections of Global Mortality and Burden of Disease from 2002 to 2030. PLOS Medicine. 2006;3(11):e442. doi:10.1371/journal.pmed.0030442
4. Nguyễn Văn Thành. Tổng quan: Căng phồng phổi quá mức và điều trị. Accessed June 13, 2021. http://www.hoihohaptphcm.org/chuyende/benh-phoi/209-tong-quan-cang-phong-phoi-qua-muc-va-dieu-tri
5. Deesomchok A, Webb KA, Forkert L, et al. Lung Hyperinflation and Its Reversibility in Patients with Airway Obstruction of Varying Severity. COPD: Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2010;7(6):428-437. doi:10.3109/15412555.2010.528087
6. Ofir D, Laveneziana P, Webb KA, Lam YM, O’Donnell DE. Mechanisms of Dyspnea during Cycle Exercise in Symptomatic Patients with GOLD Stage I Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Am J Respir Crit Care Med. 2008;177(6):622-629. doi:10.1164/rccm.200707-1064OC
7. O’Donnell DE, Laveneziana P, Ora J, Webb KA, Lam YM, Ofir D. Evaluation of acute bronchodilator reversibility in patients with symptoms of GOLD stage I COPD. Thorax. 2009;64(3):216-223. doi:10.1136/thx.2008.103598
8. Đinh Văn Luân. Đặc điểm rối loạn thông khí của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế nang. Hà Nội, Đại học Y Hà Nội; 2019.
9. Fishman A, Martinez F, Naunheim K, et al. A randomized trial comparing lung-volume-reduction surgery with medical therapy for severe emphysema. N Engl J Med. 2003;348(21):2059-2073. doi:10.1056/NEJMoa030287
10. Hoàng Thị Thùy. Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng phế thân ký và cắt lớp vi tính định lượng phổi ở bệnh phổi ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hà Nội, Đại học Y Hà Nội; 2019.