KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Anh Tuấn1,, Nguyễn Hữu Việt Anh2
1 Trung tâm cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày được điều trị tại bệnh viện Bạch mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 101 bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan có giãn vỡ tĩnh mạch thực quản tại Trung tâm cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch mai từ 2021 – 2022. Kết quả: Trong nghiên cứu, có 80 bệnh nhân (79,2%) được truyền hồng cầu khối với thể tích là 1108,38 ± 645,88 ml, có 20 bệnh nhân (19,8%) được truyền tiểu cầu với lượng là 347,0 ± 141,31 ml và 31 bệnh nhân (30,7%) được truyền huyết tương tươi đông lạnh với lượng 667,74 ± 456,94 ml. 100% bệnh nhân được nội soi để chẩn đoán, trong đó 47 bệnh nhân (46,5%) được nội soi thắt vòng cao su và 41 bệnh nhân (40,5%) được nội soi tiêm xơ bằng Histoacryl. 96 bệnh nhân cầm máu thành công chiếm 95,1%. Số bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản là 10 tương ứng với 9,9% số bệnh nhân. Tỷ lệ nặng xin về và tử vong là 17/101 bệnh nhân (16,8%). Kết luận: Truyền các chế phẩm máu theo chỉ định và nội soi can thiệp kịp thời là những phương pháp điều trị chủ yếu và có hiệu quả cho nhóm bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa giãn tĩnh mạch dạ dày, phù hợp với môi trường tại khoa cấp cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. De Franchis R, Primignani M. Natural history of portal hypertension in patients with cirrhosis. Clin Liver Dis. 2001;5(3):645-663. doi: 10.1016/s1089-3261(05)70186-0
2. Hwang JH, Shergill AK, Acosta RD, et al. The role of endoscopy in the management of variceal hemorrhage. Gastrointest Endosc. 2014; 80(2):221-227. doi:10.1016/j.gie.2013.07.023
3. De Franchis R, Baveno VI Faculty. Expanding consensus in portal hypertension: Report of the Baveno VI Consensus Workshop: Stratifying risk and individualizing care for portal hypertension. J Hepatol. 2015;63(3):743-752. doi:10.1016/j.jhep.2015.05.022
4. Tripathi D, Stanley AJ, Hayes PC, et al. U.K. guidelines on the management of variceal haemorrhage in cirrhotic patients. Gut. 2015; 64(11):1680-1704. doi:10.1136/gutjnl-2015-309262
5. Lee EW, Shahrouki P, Alanis L, Ding P, Kee ST. Management Options for Gastric Variceal Hemorrhage. JAMA Surg. 2019;154(6):540-548. doi:10.1001/jamasurg.2019.0407
6. Jairath V, Rehal S, Logan R, et al. Acute variceal haemorrhage in the United Kingdom: Patient characteristics, management and outcomes in a nationwide audit. Dig Liver Dis. 2014;46(5):419-426. doi:10.1016/j.dld.2013.12.010
7. Wang J, Tian XG, Li Y, et al. Comparison of modified percutaneous transhepatic variceal embolization and endoscopic cyanoacrylate injection for gastric variceal rebleeding. World J Gastroenterol WJG. 2013;19(5):706-714. doi:10.3748/wjg.v19.i5.706
8. Kim JW, Baik SK, Kim KH, et al. [Effect of endoscopic sclerotherapy using N-butyl-2-cyanoacrylate in patients with gastric variceal bleeding]. Korean J Hepatol. 2006;12(3):394-403.