STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh1, Huỳnh Giao1,, Võ Ý Lan1, Nguyễn Đăng Dung1, Nguyễn Thị Ngọc Hân2
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở giảng viên của bốn trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 08 năm 2022, sử dụng thang đo stress (Perceived Stress Scale) để đánh giá tình trạng stress ở giảng viên. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền. Có 394 giảng viên tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 38,6 ± 8,7 tuổi, giới nữ (60,7%) chiếm đa số. Tỷ lệ stress ghi nhận 19,8% với mức độ nhẹ và nặng lần lượt là 18,3% và 1,5%. Kết quả tìm thấy mối liên quan giữa stress với giới tính, nguồn thông tin về COVID-19 là mạng xã hội, kiến thức đúng và thực hành tốt COVID-19 (p<0,05). Tỷ lệ và mức độ stress ở giảng viên ở mức độ thấp, nhưng đây có thể là bằng chứng quan trọng cho các can thiệp hỗ trợ tâm lý và truyền thông giáo dục sức khỏe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. National Center for Complementary and Integrative Health (2022). Stress, https://www.nccih.nih.gov/health/stress, truy cập ngày 27/09/2022.
2. WHO (2022). Mental health in Viet Nam, https://www.who.int/vietnam/health-topics/mental-health, truy cập ngày 27/09/2022.
3. Le HT, Lai AJX, Sun J, et al. Anxiety and Depression Among People Under the Nationwide Partial Lockdown in Vietnam [published correction appears in Front Public Health. 2021 May 24;9:692085]. Front Public Health. 2020;8:589359. Published 2020 Oct 29. doi:10.3389/fpubh.2020.589359
4. Rauschenbach, & Krumm, Stefan & Thielgen, Markus & Hertel, Guido. (2012). Age and work stress: A review and meta-analysis. Journal of Managerial Psychology. 10.1108/JMP-07-2013-0251.
5. Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Trương Quang Tiến (2014). Tình trạng stress của cán bộ và giảng viên trường đại học Y tế Công cộng và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y tế Công cộng, 9(33):26-31.
6. Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động (2018). Stress nghề nghiệp ở giáo viên cần được kiểm soát bằng chuẩn bị tốt tâm lý, http://vnniosh.vn/Details/id/8030/Stress-nghe-nghiep-o-giao-vien-can-duoc-kiem-soat-bang-chuan-bi-tot-tam-ly, truy cập ngày 27/09/2022.
7. Bộ Y tế (2021). Stress và sang chấn tâm lý vì COVID-19: Có lúc nhìn sang nhau thấy ai cũng khóc, https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/stress-va-sang-chan-tam-ly-vi-covid-19-co-luc-nhin-sang-nhau-thay-ai-cung-khoc, truy cập ngày 27/09/2022.
8. Dao-Tran TH, Anderson D, Seib C. The Vietnamese version of the Perceived Stress Scale (PSS-10): Translation equivalence and psychometric properties among older women. BMC Psychiatry. 2017;17(1):53. Published 2017 Feb 6. doi:10.1186/s12888-017-1221-6
9. Kim HJ. Reliability and Validity of the 4-Item Version of the Korean Perceived Stress Scale. Res Nurs Health. 2016 Dec;39(6):472-479. doi: 10.1002/nur.21745. Epub 2016 Aug 22. PMID: 27546692.
10. Jovanovic V, Gavrilov-Jerkovic V. More than a (negative) feeling: validity of the perceived stress scale in Serbian clinical and non-clinical samples. Psihologija. 2015;48(1):5–18.
11. Klein EM, Brähler E, Dreier M, et al. The German version of the Perceived Stress Scale - psychometric characteristics in a representative German community sample. BMC Psychiatry. 2016;16:159. Published 2016 May 23. doi:10.1186/s12888-016-0875-9
12. Cohen S, Kamarck T, Mermelstein R. A global measure of perceived stress. J Health Soc Behav. 1983 Dec;24(4):385-96. PMID: 6668417.